Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngân hàng Agribank siết khoản nợ không có tài sản bảo đảm của Địa ốc Đà Lạt

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Ngân hàng Agribank mới có thông báo đấu giá khoản nợ xấu của Địa ốc Đà Lạt, mức giá bản khoản nợ này tối thiểu là 18,5 tỷ đồng.

Theo chuyên trang Vietnam Daily, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Lâm Đồng vừa có thông báo bán đấu giá khoản nợ không có tài sản bảo đảm của CTCP Địa ốc Đà Lạt (Dalat Real, UPCoM: DLR).

Địa ốc Đà Lạt bị Agribank siết nợ khi liên tục thua lỗ khiến vốn âm.

Cụ thể, khoản nợ này của Địa ốc Đà Lạt phát sinh từ 2 hợp đồng tín dụng từ năm 2012 và không có tài sản bảo đảm.

Khoản nợ được Agribank xác định là nợ xấu từ năm 2017. Agribank Chi nhánh Lâm Đồng đã khởi kiện ra TAND thành phố Đà Lạt, được giải quyết tại bản án ngày 20/5/2022, hiện bản án đã có hiệu lực và đang được thi hành.

Đồng thời, Agribank Chi nhánh Lâm Đồng cũng đã làm đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Lạt kê biên tài sản của Địa ốc Đà Lạt để bảo đảm cho việc thi hành án. 

Agribank đưa ra mức giá bản khoản nợ này tối thiểu là 18,5 tỷ đồng. 

Mới đây, Agribank cũng vừa thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) do ông Phạm Văn Minh là chủ tịch hội đồng thành viên.

Theo Agribank, tính đến ngày 30/11, Công ty TNHH Năng lượng tái tạo Việt Nam có dư nợ hơn 1.200 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc gần 729 tỷ đồng và tiền lãi, lãi quá hạn, chậm nộp hơn 462 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này còn có khoản phí bảo lãnh chưa trả ngân hàng gần 14 tỷ đồng. Khoản nợ của REVN có tài sản đảm bảo là toàn bộ công trình xây dựng Nhà máy Phong điện 1 - Bình Thuận, nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Agribank đấu giá khoản nợ với giá khởi điểm là hơn 1.205 tỷ đồng và giá bán chưa bao gồm các lại thuế, phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính khác phải nộp theo quy định.

Dự án Phong điện 1 - Bình Thuận có tổng mức vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, gồm hai giai đoạn với tổng số 80 tuốc bin. Hiện dự án hoàn thành giai đoạn 1, gồm 20 tuốc bin gió tổng công suất 30MW. Mỗi trụ điện gió cao khoảng 90m, đường kính cánh quạt 77m.

Hãng thiết bị điện gió cho dự án này là Hãng Fulender của Đức.

Vào năm 2009, 5 tuốc bin điện gió đầu tiên của dự án đã phát điện và hòa lưới điện quốc gia và toàn bộ 20 tuốc bin đã phát điện vào 2012. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 hơn 800 tỷ đồng. Mỗi năm, Nhà máy Phong điện 1 - Bình Thuận cung cấp sản lượng điện khoảng 85 triệu kWh.

Theo quyết định số 37 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió có hiệu lực từ 2011, các dự án điện gió trên bờ sẽ được mua điện trong 20 năm với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614 đồng/kWh (tương đương 7,8 cent/kWh), báo Tuổi trẻ đưa tin.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật