Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng lúc "lật bài" chiến lược của Mỹ tại Syria

(DS&PL) -

Ngày 24/11, cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng nhau “bóc mẽ” chính sách của Mỹ tại Syria, từ mục đích duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài, cho đến mục tiêu cuối cùng

Ngày 24/11, cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng nhau “bóc mẽ” chính sách của Mỹ tại Syria, từ mục đích duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài, cho đến mục tiêu cuối cùng là thay đổi chế độ cầm quyền.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Sputnik.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 24/11 cho biết: “Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chưa hoàn toàn bị đánh bại và điều kiện tiên quyết để đánh bại được IS chính là thay đổi chế độ ở Syria. Vì vậy, tôi cho rằng Mỹ lấy IS ra làm cái cớ để tiếp tục hiện diện quân sự ở Syria và dường như coi nhóm khủng bố này là đồng minh trong cuộc chiến chống lại chính quyền Syria. Mục tiêu chính của Washington hiện tại là lật đổ chế độ Damascus chứ không phải là đánh bại IS”.

Theo nhà ngoại giao Nga, IS đã bị loại bỏ ở những khu vực mà chính phủ Syria đang quản lý, nhưng chúng vẫn còn một số sào huyệt khác. Ông Lavrov nói rằng IS vẫn còn những thành trì nằm trong khu vực lãnh thổ Syria mà Mỹ đang kiểm soát.

“Tại khu vực Al-Tanf, nơi sự hiện diện của Mỹ không được Syria công nhận, họ đã tạo ra một khu vực. Trong khoảng 55km tại khu vực này, có vài nghìn phiến quân mà Mỹ coi là “bất khả xâm phạm” vì lý do nào đó. Những phiến quân này là nguyên nhân để Mỹ tuyên bố tiếp tục ở lại Syria”, ông Lavrov nói.

Trong diễn biến khác, ngày 24/11, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy đã trao đổi tù nhân lẫn nhau trong một "bước đi quan trọng đầu tiên" nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên tham chiến tại Syria trong khuôn khổ tiến trình hòa bình do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran làm trung gian hòa giải.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết "một số cá nhân nhất định" đã được trao đổi đồng thời tại một địa điểm gần thị trấn Al-Bab cạnh TP Aleppo, miền tây bắc Syria. Bộ trên không nói cụ thể số tù binh, song tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) dựa trên các nguồn tin tại Syria cho biết 10 tù binh của mỗi bên đã được trao đổi lần này.

Lực lượng Mỹ và Nga từng rất nhiều lần đụng độ ở Syria và trong đó nhiều lần dẫn tới nổ súng. Ảnh: RT

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Mỹ về việc thiết lập các trạm quan sát ở miền Bắc Syria, với lý do giúp ngăn chặn các cuộc xung đột giữa các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng dân quân người Kurd được Washington hậu thuẫn.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar quan ngại, kế hoạch của Mỹ sẽ chỉ khiến tình hình “vốn đã phức tạp càng thêm phức tạp”. Bộ trưởng Akar cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần phản đối kế hoạch này với phía Mỹ, và lần gần đây nhất là trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, các trạm quan sát ở miền Bắc Syria sẽ là “vô tác dụng”, đồng thời tái kêu gọi Mỹ ngừng hỗ trợ Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Cuốc (YPG). Ông tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không do dự tiến hành các biện pháp cần thiết để đối phó với các nguy cơ và mối đe dọa có thể phát sinh từ việc Mỹ lập các trạm quan sát ở phía bên kia biên giới.

Hồi tháng 9, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí thiết lập một hành lang phi quân sự xung quanh khu vực Idlib nhằm ngăn chặn một cuộc tổng tấn công của chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.

Tuy nhiên, việc thực hiện thỏa thuận đã bị đình trệ sau khi các tay súng Hồi giáo thánh chiến từ chối rút khỏi vùng đệm có hạn chót vào giữa tháng 10, kể từ đó các vụ pháo kích lẻ tẻ và các cuộc giao tranh đã diễn ra ở khu vực này.

Cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài bảy năm tại Syria. Ngoài các nỗ lực do Liên Hợp Quốc đứng đầu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng đã tham gia tích cực vào tiến trình hòa bình Syria với nhiều vòng đàm phán ở thủ đô Astana của Kazakhstan. Các cuộc đàm phán này đã trở thành nền tảng hiệu quả nhất nhằm hướng tới chấm dứt xung đột và mang lại nền hòa bình lâu dài cho đất nước Syria.

Theo thống kê, cuộc xung đột kéo dài gần bảy năm qua ở Syria đã cướp đi hơn 340.000 sinh mạng, buộc 7 triệu người phải đi sơ tán ở trong nước và 5,3 triệu người di tản sang nhiều nước khác. Trong khi đó, 10 triệu người khác đang phải sống trong tình cảnh rất khó khăn và nguy hiểm.        

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật