Trong tháng 4, Ukraine nhiều lần ghi nhận lực lượng Nga sử dụng xe tăng T-72 được trang bị thêm một lớp giáp được thiết kế giống “mai rùa” trong các cuộc tấn công gần thành phố Krasnohorivka, tỉnh Donetsk. Chiếc "mai rùa" này được cho là giúp xe tăng Nga tránh đòn tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.
Nga đã trang bị thêm hệ thống hợp tác chiến điện tử trên “mai rùa” nhằm vô hiệu hóa các UAV đang tiến đến. Ngay cả khi UAV Ukraine không bị vô hiệu hỏa và phát nổ, lớp giáp đặc biệt này cũng có thể giúp xe tăng Nga tránh bị thiệt hại đáng kể.Những hình ảnh mà phía Ukraine thu được cũng cho thấy lớp "mai rùa" có thể tạo thêm không gian cho một số binh sĩ nhất trên xe tăng.
Vì vậy giới phân tích cho rằng nhiều khả năng là chiếc "mai rùa" này không chỉ có tác dụng bảo vệ xe tăng khỏi các cuộc tấn công mà còn có thể giúp triển khai thêm một số lượng quân nhân nhất định trong trường hợp Nga tiến công bằng bộ binh.Tuy nhiên, Forbes nhận định xe tăng được trang bị thêm lớp "mai rùa" cũng có những điểm yếu nhất định.
Xe tăng T-72 được trang bị "mai rùa" chống UAV. Ảnh: Defense Express
Chẳng hạn như, lớp giáp này khiến tháp pháo không thể hoạt động một cách linh hoạt trong các hoạt động tiến công đồng thời cũng có khả năng hạn chế khả năng di chuyển của xe tăng trên chiến trường.Đối với khoảng trống được cho là nơi bộ binh Nga ẩn nấp, chúng cũng có thể là điểm yếu.
Các UAV Ukraine không bị hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa có thể bay lao vào trong và phát nổ thay vì chỉ tấn công lớp giáp được trang bị bên ngoài.Trước đó, Nga cũng từng bảo vệ bọc thép BMP-1 khỏi các UAV Ukraine bằng cách thiết thêm lớp bảo vệ bằng những chông sắt dài được hàn lên phần thân xe như các cột ăng-ten.
Các tự sát thường được Ukraine sử dụng trong các cuộc tấn công có cơ chế kích nổ ngay khi va chạm phải chướng ngại vật. Vì vậy, những chông sắt dài dường như được lắp đặt nhằm ngăn UAV tự sát gây tác động trực tiếp lên thiết giáp khi phát nổ.
Về mặt lý thuyết, các chông sắt có thể khiến máy bay không người lái phát nổ trước khi va chạm trực tiếp với thiết giáp và làm giảm tác động của đạn tích điện thường được sử dụng bởi FPV chống tăng. Bên cạnh đó, chúng cũng có nhiệm vụ tạo ra lớp cản để ngăn UAV gắn thuốc nổ lao thẳng vào thân thiết giáp gây ra vụ nổ lớn có thể xuyên qua phần giáp và tấn công vào bên trong vũ khí.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của phương pháp này hiện vẫn chưa được kiểm chứng vì các chông sắt trong ảnh được chụp dường như không quá dài. Khoảng cách giữa vụ nổ và thiết giáp có thể không quá xa và không đủ để ngăn lớp giáp mỏng trên BMP-1 bị tác động.
Mặt khác, máy bay không người lái FPV của quân đội Ukraine thường xuyên được trang bị lựu đạn RPG với ngòi nổ tác động tiêu chuẩn vì vậy các chông sắt khi ấy nhiều khả năng sẽ không có tác dụng gì với chúng.
Theo Forbes và Defense Express