Theo thông tin tình báo do Bộ Quốc phòng Anh công bố gần đây, kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 đến nay, rất có khả năng Nga hiện đã phải chịu ít nhất 100 tổn thất về máy bay chiến đấu cánh cố định.
Tình báo Anh lưu ý rằng gần đây nhất Ukraine cũng đã sử dụng tên lửa S-200 (SA-5) trong một cuộc tấn công và bắn hạ một chiến đấu cơ Tu-22M3 của Nga. Hệ thống này có thể giống với hệ thống được sử dụng để bắn hạ máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga vào ngày 23/2.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận vụ tai nạn máy bay Tu-22M3 nhưng bác thông tin do lực lượng Ukraine bắn hạ mà cho rằng nguyên nhân có thể là do trục trặc kỹ thuật. Một phi công Nga thiệt mạng và hai phi công khác đã bị thương trong vụ việc, thành viên phi hành đoàn còn lại vẫn mất tích.
Mảnh vỡ từ một máy bay chiến đấu Nga bị bắm rơi ở Ukraine. Ảnh: NYP
Trước đó, vào tháng 2 và tháng 3, Ukraine từng liên tục tuyên bố bắn hạ các máy bay của Nga bao gồm cả các mẫu Su-34, Su-35 và A-50. Đây đều được cho những tiêm kích chủ lực và thường xuyên được Nga triển khai trong cuộc xung đột với Ukraine.
Su-34 là máy bay phản lực 2 động cơ, 2 chỗ ngồi, được coi là một trong những loại máy bay phức tạp nhất trong kho vũ khí của Moscow. Được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2014, tiêm kích Su-34 có thể mang theo 180 viên đạn cho pháo GSh-301 cỡ 30mm với tốc độ bắn tối đa 1.500 viên/phút.
Su-35 là máy bay chiến đấu đa chức năng một chỗ ngồi, có thể mang tên lửa không đối không, không đối đất và chống hạm. Cả hai loại máy bay Su - 35 và Su-34 đều được phát triển bởi nhà sản xuất máy bay Sukhoi của Nga.
Trong khi đó, máy bay cảnh báo sớm A-50 hay còn gọi là “mắt thần Nga” với khả năng phát hiện các hệ thống phòng không, phóng tên lửa dẫn đường và điều phối mục tiêu cho máy bay chiến đấu cũng đã đem đến những lợi thế quan trọng cho .
Sau chuỗi bắn hạ máy bay chiến đấu liên tiếp của Ukraine, Nga cũng đã giảm rõ rệt việc sử dụng máy bay trên nhiều mặt trận mà chỉ triển khai các máy bay không người lái làm hoạt động trình sát. Phía Ukraine nhấn mạnh đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra nhưng nó là kết quả của hoạt động tác chiến hiệu quả gần đây của lực lượng không quân nước này.
Ông Sergei Chemezov - người đứng đầu Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga thời điểm đó cũng cho biết họ đang có kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất sản máy bay cảnh báo sớm trên không A-50, vì nhu cầu từ Lực lượng Vũ trang Nga cũng như nhu cầu cao về việc xuất khẩu.
Theo Ukrinform