Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga "tạt nước lạnh" vào ý tưởng tấn công phủ đầu của NATO, cảnh báo về học thuyết hạt nhân sửa đổi

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Phản ứng trước phát biểu của ông Bauer về các cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Nga, các quan chức Nga cảnh bão: “Rõ ràng, họ chưa đọc học thuyết hạt nhân sửa đổi”.

"Mới đây, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO đã tuyên bố rõ ràng rằng việc đảm bảo phòng thủ cho các quốc gia thành viên NATO đòi hỏi phải tấn công vào các mục tiêu ở Nga mà NATO tin rằng có thể gây ra mối đe dọa cho khối. Tôi nghĩ không có gì đáng bình luận ở đây. Chỉ là họ đã phớt lờ mọi nguyên tắc ngoại giao, công khai tuyên bố ý đồ thực sự", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu ngày 26/11.

Bình luận trên nhằm phản ứng trước phát ngôn trước đó của Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer về ý tưởng tấn công phủ đầu Nga.

"Trước đây, ý tưởng là chúng ta là một liên minh phòng thủ, vì vậy chúng ta sẽ đợi cho đến khi bị tấn công. Một khi bị tấn công, chúng ta có thể đánh chặn tên lửa. Nhưng hiệu quả hơn là chúng ta không chỉ đánh chặn mà còn nhắm vào các bệ phóng ở Nga. Chúng ta phải tấn công trước", Đô đốc Rob Bauer nói.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO - Đô đốc Rob Bauer. Ảnh: Getty

Ông Rob Bauer nhấn mạnh các nước NATO cần đầu tư nhiều hơn vào năng lực phòng không và tấn công tầm xa do các mối đe dọa từ Nga.

Vị quan chức cũng tuyên bố rằng NATO đã bắt đầu thảo luận về việc tiến hành các cuộc tấn công “phòng ngừa” bằng tên lửa có độ chính xác cao vào lãnh thổ Nga trong trường hợp xảy ra xung đột. Theo ông Bauer, chiến lược phòng thủ của NATO không còn hiệu quả nên không cần thiết phải ngồi chờ các nước liên minh bị tấn công. Ông bày tỏ hài lòng vì liên minh bắt đầu thay đổi bản chất phòng thủ của mình.

Trong phát biểu của mình, người đứng đầu ủy ban NATO cũng kêu gọi các nước liên minh chi tiêu tích cực hơn cho quốc phòng, bổ sung kho vũ khí đang cạn kiệt, đồng thời đầu tư vào hệ thống phòng không và vũ khí chính xác, để có thứ gì đó tấn công Nga và phòng thủ trước tên lửa của nước này.

Vị quan chức đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp chuẩn bị cho kịch bản thời chiến và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối phù hợp để ít bị tổn thương, “vì trong khi phần thắng trên chiến trường có lẽ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự, thì kinh tế mới là bên giành chiến thắng trong những cuộc chiến”. 

Phản ứng trước phát biểu của ông Bauer về các cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova cũng ra cảnh bão: “Rõ ràng, họ chưa đọc học thuyết hạt nhân sửa đổi”. Trong đó, điểm sửa đổi quan trọng đầu tiên là học thuyết mới mở rộng phạm vi Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân để tung đòn đáp trả, từ “hành động gây hấn nhằm vào Nga” thành “hành động gây hấn nhằm vào thành viên khác trong Nhà nước Liên minh”, gồm Nga và Belarus.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova. Ảnh: Reuters

Nga từ lâu đã cảnh báo coi NATO là một bên tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, phương Tây đã bác bỏ quan điểm này và khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev.

Trong bối cảnh Nga chiếm ưu thế trên chiến trường, các đồng minh, đối tác phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp giúp Ukraine cải thiện vị thế. Mỹ, Anh và Pháp chấp thuận để Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do họ cung cấp để tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Tin nổi bật