Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nên xét nghiệm sốt xuất huyết ở ngày thứ mấy từ khi phát bệnh?

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Sốt xuất huyết là loại bệnh tiến triển rất nhanh, nhiều biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, câu hỏi nên xét nghiệm máu ở ngày thứ mấy từ khi phát bệnh được nhiều người quan tâm.

Báo VTC News dẫn lời bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3-4, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là khỏi bệnh.

Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3-7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Thời kỳ này, virus Dengue làm hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến biến chứng như xuất huyết dưới da, đau bụng, nôn ói, chảy máu cam, hoặc xuất huyết âm đạo, thay đổi ý thức như lú lẫn, kích thích, vật vã hoặc li bì.

Lúc này người bệnh nên xét nghiệm công thức máu để theo dõi tình trạng bệnh.

Xét nghiệm công thức máu sốt xuất huyết. Ảnh minh họa

“Người khoẻ mạnh mắc sốt xuất huyết, không có bệnh lý kèm theo chỉ cần làm xét nghiệm công thức máu. Đây là xét nghiệm không quá tốn kém, xét nghiệm này thực hiện ở các đơn vị y tế công lập không quá 100 nghìn đồng/lần. Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác như gan, thận sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác”, bác sĩ Phúc nói.

Biểu hiện mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt, do virus Dengue gây nên, xuất hiện ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt cao, đau mỏi người, đặc biệt là đau đầu, nhức hốc mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, từ khoảng ngày thứ 5 trở đi, bệnh nhân sẽ bắt đầu có dấu hiệu nặng có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cảnh những ngày đầu của sốt xuất huyết Dengue thường giống với sốt virus thông thường nên bệnh nhân rất dễ chủ quan, chỉ uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Biến chứng của bệnh và khuyến cáo từ bác sĩ

Với trẻ em mắc sốt xuất huyết, nguy cơ tụt huyết áp, mất nước càng lớn do tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ thường cao hơn người trưởng thành. Phụ nữ mang thai mắc bệnh này có thể gặp nguy cơ sảy thai, hoặc thai lưu.

Người cao tuổi có sẵn bệnh nền như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan dễ khiến tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn khi mắc sốt xuất huyết.

Biểu hiện mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa

Chuyên gia khuyến cáo, để phòng sốt xuất huyết, người dân nên hạn chế tối đa việc đặt các chum, vại nước đọng xung quanh nhà, bởi đây là môi trường cho muỗi đẻ trứng. Bên cạnh đó, cần khơi thông cống rãnh, dọn dẹp các bụi cây.

Khi đi ngủ, người dân cần mắc màn, kể cả những nhà ở tầng cao. Một số người quan niệm ở trên cao không có muỗi nên không mắc màn, tuy nhiên thực tế muỗi vẫn có thể trú ở các tầng cao, bám vào đồ vật trong nhà.

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến rất phức tạp

Theo báo Người lao động, Bộ Y tế vừa cho biết trong tuần qua (tuần 44 năm 2023), cả nước ghi nhận thêm hơn 7.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 1 ca tử vong tại Long An. So với tuần trước số ca mắc tăng.

Sốt xuất huyết ngày càng diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa

Tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 136.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 35 ca tử vong.

Theo dự báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, giai đoạn trong tháng 11 đến giữa tháng 12, dịch xuất huyết có thể vẫn phức tạp. Thời điểm này, mật độ muỗi vẫn phát triển mạnh. Hiện TP Hà Nội có hơn 230 ổ dịch đang hoạt động.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật