Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh báo: Suy tuyến yên gặp sốt xuất huyết, bệnh "chồng" bệnh

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Bà Ngân cấp cứu trong tình trạng nôn nhiều khi vừa điều trị sốt xuất huyết vừa phải uống thuốc hormon do suy tuyến yên.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, ngày 6/11, TS.BS Lê Bá Ngọc, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, sốt cao, mệt mỏi, lừ đừ, nôn khan, sốt xuất huyết ngày thứ 4. Người bệnh có tiền sử mắc bệnh suy tuyến yên 1 năm đang điều trị thuốc hormon có chứa corticoid. Khi sốt xuất huyết khiến bệnh suy tuyến yên trở nặng với các biểu hiện lâm sàng suy thượng thận cấp.

Qua xét nghiệm máu, ngoài các xét nghiệm dương tính với bệnh sốt xuất huyết, bà Ngân còn xuất hiện tình trạng cô đặc máu, tiểu cầu giảm, rối loạn điện giải nặng do mất nước và suy thượng thận cấp. Nếu không cấp cứu kịp thời bà có nguy cơ tử vong.

Các bác sĩ ngay lập tức cho người bệnh bù dịch, hạ sốt, sử dụng hydrocortisone đường tĩnh mạch để điều trị tình trạng suy thượng thận cấp. Những ngày tiếp sau, tiểu cầu của bà Ngân tiếp tục giảm. Ngày thứ 6, tiểu cầu giảm từ 81G/ xuống còn 22 G/l nguy cơ xuất huyết cao, bác sĩ phải ngưng sử dụng thuốc Hydrocortisone giảm thiểu nguy cơ chảy máu. Sau 9 ngày điều trị, tiểu cầu về ngưỡng an toàn, người bệnh sức khỏe ổn định, thuốc điều trị bệnh suy tuyến yên được sử dụng trở lại với liều lượng thích hợp.

TS.BS Lê Bá Ngọc đang khám cho bệnh nhân trước khi ra viện. Ảnh: BVCC

Theo bác sĩ Ngọc người có bệnh lý nền phải điều trị bằng thuốc corticoid nên khi sốt xuất huyết gia tăng nguy cơ chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời người bệnh cùng lúc phải đối mặt với bệnh lý kép phối hợp bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ xuất huyết dưới da và suy thượng thận cấp – một biểu hiện của bệnh suy tuyến yên gây tụt huyết áp, rối loạn điện giải có thể dẫn tới tử vong. “Sốt xuất huyết trên bệnh nhân có bệnh lý nền cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực”, TS Bá Ngọc nói.

TS Lê Bá Ngọc cho biết số bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết tại bệnh viện Tâm Anh Hà Nội tăng nhanh gần đây, đặc biệt trong những tuần qua. Hơn 100 bệnh nhân nhập viện và điều trị nội trú do sốt xuất huyết dẫn đến hiện tượng quá tải giường bệnh. Số bệnh nhân sốt xuất huyết nặng có dấu hiệu cảnh báo chiếm khoảng 20%.

Cảnh báo: Loét bàn chân, hoại tử vì thói quen "dễ mắc" của người bệnh đái tháo đường

TS.BS Nguyễn Thanh Vân, khoa Nội tổng hợp khuyến cáo những trường hợp cao tuổi nhiều bệnh lý nền cần đề phòng sốt xuất huyết do tác động “bệnh kép” khiến việc điều trị khó khăn. Để ngăn bệnh biến chứng nặng, khi có triệu chứng sốt trong thời điểm dịch sốt xuất huyết lan rộng cần khi khám sớm để được tư vấn dùng thuốc kịp thời và có hướng dẫn theo dõi kịp thời.

Một số bệnh phải dùng thuốc corticoid như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận, bệnh tự miễn, dị ứng… khi bị sốt xuất huyết làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa. Các bệnh lý nền về tim mạch như bệnh mạch vành, huyết khối tĩnh mạch, động mạch … phải dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đông khi sốt xuất huyết dễ biến chứng rối loạn đông máu nặng.

Khi người bệnh có biểu hiện thân nhiệt giảm mạnh, đau bụng dữ dội, nôn mửa, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, thở gấp, mệt mỏi, đau đầu chóng mặt… cần đưa tới bệnh viện ngay tránh nguy cơ diễn tiến nặng, thậm chí tử vong do không được xử trí kịp thời.

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người thừa cân và có bệnh nền cần nhập viện để theo dõi bệnh từ sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyễn Linh

Tin nổi bật