Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nên bắt đầu cho bé ăn giặm ở độ tuổi nào? Những thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm

(DS&PL) -

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối ở giai đoạn này vì không biết nên cho con ăn những gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng và an toàn.

Độ tuổi nên cho bé ăn dặm

Theo quan điểm hiện đại, tốt nhất nên đợi tới khi bé được khoảng 6 tháng mới bắt đầu cho ăn giặm. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã trưởng thành hơn, nguy cơ dị ứng và không dung nạp thức ăn đặc giảm xuống. Bên cạnh đó, phản xạ đẩy lưỡi cũng giảm, cho phép bé đưa thức ăn vào bên trong miệng.

Ảnh minh họa.

Thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Mật ong: Mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc. Đường ruột của người lớn có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này, nhưng ở trẻ nhỏ, các bào tử này có thể phát triển và tạo ra các chất độc nguy hiểm đến tính mạng.

Sữa bò và sữa đậu nành: Thực phẩm này chứa nhiều protein. Đối với trẻ nhỏ, việc nạp một lượng lớn protein sẽ không tốt cho thận.

Các thức ăn cứng: Các thực phẩm cứng, có dạng khối lớn có thể khiến bé bị nghẹn. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ huynh nên cắt nhỏ thức ăn, với kích tước không quá 1/3-1/2 so với kích thước ban đầu và nấu mềm để giúp trẻ ăn dễ dàng hơn.

Hải sản: Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm... có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể cho bé ăn hải sản sau khi bé được 1 hoặc 2 tuổi để tránh dị ứng. Một số loại cá không tốt cho sức khỏe như cá ngừ, cá mập và cá thu có hàm lượng thủy ngân cao.

Lòng trắng trứng: Việc nuốt lòng trắng trứng khi còn nhỏ có thể gây kích ứng, phát ban, thậm chí kích hoạt hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn, có thể bắt đầu cho trẻ sử dụng lòng trắng trứng sau 1 tuổi, và sau khi trẻ đã được kiểm tra dị ứng.

Nước trái cây đóng hộp: Nước ép trái cây đóng hộp có chất bảo quản nên không an toàn cho bé. Cách tốt hơn cho trẻ sơ sinh ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây tươi và tránh hoàn toàn nước trái cây đóng hộp.

Rau sống: Thực phẩm này có chứa hàm lượng nitrat cao, trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn rau sống và các thức ăn có mùi vị tánh. Thêm vào đó, ăn rau sống cũng có thể khiến trẻ bị nghẹn.

Tác hại của việc ăn giặm quá sớm hoặc quá muộn

Cho trẻ ăn giặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) có thể làm tăng nguy cơ sặc thức ăn gây ngạt. Tùy theo chất lượng bữa ăn bổ sung, một số trẻ nhận được quá nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng có thể dẫn tới béo phì, trong khi một số khác lại nhận được quá ít năng lượng và chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn giặm từ trước 4 tháng không giúp trẻ ngủ ngon hơn về đêm.

Cho trẻ ăn giặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ khả năng bù đắp nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị thiếu sắt. Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc. Sự trì hoãn này cũng không giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen, chàm, dị ứng thức ăn.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật