Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ sắp đưa vào hoạt động siêu tàu sân bay đắt nhất lịch sử

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sau một thời gian dài trì hoãn, siêu tàu sân bay USS Gerald Ford trị giá 13 tỷ dự kiến sẽ được Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động vào tháng 4 tới.

(ĐSPL) - Sau một thời gian dài trì hoãn, siêu tàu sân bay USS Gerald Ford trị giá 13 tỷ dự kiến sẽ được Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động vào tháng 4 tới.

Giới chức Hải quân Mỹ cho biết, tính đến nay siêu tàu sân bay USS Gerald Ford đã được hoàn thiện tới 99%. Theo báo cáo, các kĩ sư đã xử lý các vấn đề công nghệ và hoàn thiện hệ thống kĩ thuật của tàu Gerald Ford, vì vậy Hải quân Mỹ có thể lên kế hoạch thử nghiệm và đưa vào hoạt động.

Dự kiến, tàu sân bay Gerald Ford sẽ được công ty đóng tàu đưa vào thử nghiệm trong tháng 3 tới. Nếu không có sự cố gì, Gerald Ford sẽ chính thức được chuyển giao cho Hải quân Mỹ trong tháng 4.

Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng việc tàu Gerald Ford “được hoàn thiện tới 99%” vẫn chưa nói lên điều gì và tàu này vẫn có thể gặp những vấn đề kĩ thuật khác nếu không được xem xét kĩ lưỡng. Trước đó vào tháng 7/2016, Lầu Năm Góc cho biết con tàu đã được hoàn thiện 98% song sau đó đã phát hiện ra lỗi, buộc phải lùi thời gian chuyển giao tàu.

Tàu sân bay USS Gerald Ford của Mỹ - Ảnh: Sputnik.

Tàu sân bay USS Gerald Ford bắt đầu được đóng từ năm 2009 và dự kiến gia nhập Hải quân Mỹ trong tháng 9/2016. Siêu tàu này trị giá gần 13 tỷ USD và là tàu sân bay đắt nhất trong lịch sử của Mỹ.

Tàu bị phát hiện gặp sự cố trong quá trình thử nghiệm ở hệ thống phóng, hạ máy bay, hệ thống vận chuyển vũ khí quân sự và hệ thống phòng vệ. Báo cáo khi đó cho biết hệ thống máy phóng điện từ trên tàu sân bay USS Gerald Ford có thể khiến bình nhiên liệu phụ trên chiến đấu cơ bị hỏng nặng.

Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ John McCain từng chỉ trích tàu Gerald Ford là tốn kém. Số tiền dành để đóng tàu lớn hơn hơn 20% khoản ngân sách dự kiến ban đầu cho dự án này. Những nhà phê bình cũng cho rằng việc đóng một con tàu lớn và đắt đỏ như vậy là không cần thiết bởi tàu sân bay là một mô hình đã lỗi thời.

Sau khi phát hiện ra lỗi của tàu Gerald Ford, vẫn chưa có cá nhân nào bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho việc chậm chuyển giao tàu và giá thành đội thêm cao.

Tàu sân bay Gerald Ford nặng 100.000 tấn, dài 335m, được đặt tên theo Tổng thống thứ 38 của Mỹ, Gerald Rudolph Ford, Jr.Khi tàu Gerald Ford đi vào hoạt động, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu tổng cộng 11 tàu sân bay, là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Hải quân Mỹ có kế hoạch chế tạo tổng cộng 10 tàu sân bay lớp Ford.

Năng lực chiến đấu tuyệt vời

Súng bắn laser sẽ được triển khai trên siêu tàu sân bay Gerald R. Ford trong tương lai. Ảnh: US Navy

Theo bình luận viên Jurica Dujmovic của Market Watch, năng lực chiến đấu của tàu USS Gerald R. Ford  được đánh giá là rất xuất sắc. Tên lửa phòng không Evolved SeaSparrow (ESSM) của USS Gerald R. Ford có nhiệm vụ bảo vệ con tàu khỏi mối đe dọa từ các tên lửa diệt hạm tốc độ cao.

S

úng bắn laser sẽ được triển khai trên siêu tàu sân bay Gerald R. Ford trong tương lai. Ảnh: US Navy

USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không tầm ngắn Rolling Airframe (RAM). Đây là loại tên lửa nhỏ và nhẹ với trọng lượng 73,5 kg, trong đó đầu đạn nặng 11,3 kg. Tên lửa có tầm bắn 9 km và tốc độ trên Mach 2 (khoảng 680 mét/giây). Giá thành mỗi tên lửa RAM lên đến một triệu USD.

Ngoài ra, USS Gerald R. Ford còn được lắp đặt nhiều tháp súng máy và súng nòng xoay Gatling, đồng thời có khả năng mang theo 75 chiến đấu cơ sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào.

Với các công nghệ này, USS Gerald R. Ford chỉ cần 2.600 thủy thủ để vận hành, ít hơn 600 người so với tàu sân bay lớp Nimitz. Chỉ tính riêng điều này đã giúp hải quân Mỹ tiết kiệm hơn 4 tỷ USD chi phí sử dụng trong suốt vòng đời 50 năm của con tàu, nếu so sánh với lớp tàu sân bay Nimitz.

Gerald R. Ford cũng sở hữu nguồn năng lượng vô cùng ấn tượng. Hoạt động của con tàu được duy trì bởi năng lượng từ hai lò phản ứng hạt nhân Bechtel A1B. Mỗi lò sản xuất khoảng 300 MW điện, nhiều gấp ba lần công suất của các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay lớp Nimitz.

Nguồn năng lượng khổng lồ đi liền với hỏa lực mạnh mẽ. Chỉ phân nửa năng lực sản xuất điện của tàu Gerald R. Ford cũng đủ để vận hành tất cả các hệ thống trên tàu. Vì thế, Gerald R. Ford sẽ có một nguồn dự trữ năng lượng lớn để sử dụng cho nhiều hệ thống và vũ khí tân tiến hơn trong tương lai, ví dụ như vũ khí laser electron tự do hay hệ thống giáp điện bảo vệ tàu. Chi phí cho mỗi phát bắn laser chỉ vào khoảng vài USD nhưng công suất của tia laser có thể lên tới 10 MW.

Với những thay đổi, nâng cấp về công nghệ và vũ khí tối tân như thế, siêu tàu sân bay Gerald R. Ford thực sự mang trong mình một sức mạnh đáng gờm, chắc chắn sẽ giúp Mỹ giữ thế thượng phong trong các cuộc chiến tranh hải quân thế kỷ XXI, Dujmovic kết luận.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật