Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ giải mật hàng trăm cuộc thử nghiệm hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh

(DS&PL) -

Chỉ trong vòng 1 tuần qua đã có tới 62 vụ thử nghiệm bom hạt nhân do Mỹ tiến hành trong những thập niên 40,50 và 60 của thế kỷ trước được giải mật, theo Sputnik.

Chỉ trong vòng 1 tuần qua đã có tới 62 vụ thử nghiệm bom hạt nhân do Mỹ tiến hành trong những thập niên 40,50 và 60 của thế kỷ trước được giải mật, theo Sputnik.

[presscloud]858[/presscloud]

Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) tại California đã giải mật và công bố hàng loạt video ghi hình các vụ thử nghiệm hạt nhân của Mỹ, bắt đầu từ tháng 3/2017. Từ năm 1945 đến năm 1962, LLNL đã tiến hành thử nghiệm 210 vụ nổ hạt nhân khí quyển, với một số bài kiểm tra được thực hiện bởi 50 camera khác nhau cùng một lúc.

Mỹ giải mật thử nghiệm vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Sputnik

Các thước phim đã được lưu trữ trong nhiều thập kỷ cho đến năm 2007, khi nhà vật lí hạt nhân Greg Spriggs của LLNL được giao nhiệm vụ tạo ra một mô hình nổ hạt nhân mới. Spriggs đã nhận thấy một vấn đề: Thuật toán áp dụng cho mô hình mới đã hoàn chỉnh nhưng lại không khớp với dữ liệu lịch sử của các vụ thử nghiệm hạt nhân tại LLNL trước đây. Vì thế, ông đã đề nghị giải mật video ghi hình các cuộc thử nghiệm này để nghiên cứu. Kết quả cho thấy nhiều dữ liệu lịch sử được ghi lại thiếu chính xác, đôi khi sai số lên đến 30%.

"Đây là những vũ khí tàn phá, và tôi hy vọng chúng sẽ không bao giờ được sử dụng trong chiến tranh", ông Spriggs nói trong một thông cáo báo chí của LLNL.

Lưu trữ LLNL cũng đang được số hóa để thông tin có thể được bảo tồn cho các thế hệ tương lai. Nhóm đã có 6.500 video và đã số hóa được 4.200 video cho đến nay. Trong khi đó, 750 video đã được giải mật và tiết lộ cho công chúng.

Ông Spriggs nói: "Đã 25 năm kể từ lần thử nghiệm hạt nhân mới nhất, và các mô phỏng máy tính đã trở thành mặt bằng thử nghiệm ảo của chúng tôi. Tuy nhiên, những mô phỏng này chỉ hiệu quả khi dựa trên những dữ liệu chính xác, cho phép chúng tôi đảm bảo kho dự trữ vẫn an toàn mà không phải quay trở lại thử nghiệm”.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Sputnik)

Tin nổi bật