Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ chậm dỡ bỏ trừng phạt Nga: Lợi hay hại?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiện còn quá sớm để xem xét việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và đồng minh đối với Nga.

(ĐSPL) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiện còn quá sớm để xem xét việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và đồng minh đối với Nga. Điều này có lợi hay có hại cho Nga?

Báo Dân Việt dẫn lời Reuters ngày 27/1, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh Theresa May tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiện còn quá sớm để xem xét việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và đồng minh đối với Nga sau sự kiện Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Đối với việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt thì hiện còn rất sớm để nói về điều đó", Reuters dẫn lời ông Trump. Mặc dù vậy người đứng đầu Nhà Trắng vẫn khẳng định rằng sẽ giữ đúng cam kết trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình là theo đuổi việc xây dựng một mối quan hệ tốt hơn với nước Nga.

Theo dự kiến ngày 28/1/2017 Tổng thống Trump sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Putin và dư luận chờ đợi liệu vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận nước Nga có được hai nhà lãnh đạo đề cập tới không và diễn tiến của vấn đề sẽ ra sao. Cá nhân người viết cho rằng, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận Nga lúc này là quá sớm, không có lợi cho kinh tế nước Nga, do vậy Moscow không chờ đợi điều đó. Tại sao vậy?

Cho đến nay, sau hơn 2 năm bị áp cấm vận, kinh tế nước Nga đã tránh được nguy cơ sụp đổ, không những vậy sự đổi mới trong quản lý điều hành của chính phủ Nga đã phát huy hiệu quả. Sự khởi sắc của kinh tế Nga thể hiện trên cả ba thị trường quan trọng, đó là sự đa dạng trên thị trường hàng hoá, sự ổn định trên thỉ trường tiền tệ và sự bùng nổ trên thị trường chứng khoán.

Điều đó cho thấy kinh tế nước Nga không chỉ vượt qua giai đoạn chịu đựng cấm vận, mà đã đổi thay phù hợp với thực tế của nền kinh tế bị cấm vận bao vây cùng với giá dầu thô sụt giảm. Mặc dù vậy, đây chỉ mới là giải đoạn đầu nên cần phải có những hiệu chỉnh, điều chỉnh để hoàn thiện một cơ chế kinh tế mới cả về cơ cấu lẫn chất lượng phát triển.

Nếu Mỹ và phương Tây dỡ bỏ cấm vận ngay lúc này sẽ khiến cho nước Nga phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt, hoặc là tiếp tục phát triển nền kinh tế thời cấm vận, hoặc là phải bỏ đi những thành quả vừa mới có được. Với tính chất của một nền kinh tế đang đổi thay cơ chế, kinh tế nước Nga không đủ điều kiện tiếp nhận và hiện thực hoá lợi ích cả cơ chế mới và cơ hội từ việc dỡ bỏ cấm vận của phương Tây.

Có thể thấy rằng việc dỡ bỏ cấm vận một nền kinh tế chỉ có lợi khi nền kinh tế đó sẽ sụp đổ nếu lệnh cấm vận kéo dài – chẳng hạn như kinh tế Nga ở thời điểm năm 2014 - 2015. Hoặc nền kinh tế bị cấm vận phải hội đủ các điều kiện khiến cho nó có thể tiếp nhận mọi cơ hội khi lệnh cấm vận bị dỡ bỏ, chẳng hạn như kinh tế Việt Nam khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận vào năm 1995.

Trước đó, báo TTXVN thông tin, Hạ nghị sĩ Mỹ thuộc Đảng Dân chủ, ông Adam Schiff cho hay nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump quyết định dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Barack Obama áp đặt đối với Nga thì ông ấy sẽ phải đối mặt với sự phản đối của Quốc hội Mỹ.

Phát biểu trong chương trình truyền hình "Tuần này với George Stephanopoulos" trên kênh ABC, ông Schiff nêu rõ các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ không cho rằng các biện pháp đang được thực hiện đủ để kiềm chế Nga. Theo ông, nếu Tổng thống đắc cử Trump sẽ từng bước dỡ bỏ các biện pháp đó, không chỉ đảng Dân chủ mà cả đảng Cộng hòa, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain, sẽ yêu cầu tăng cường các cơ chế trừng phạt.

Trước đó, hôm 1/1, trong cuộc phỏng vấn với ABC News, thư ký báo chí tương lai của Nhà Trắng Sean Spicer bày tỏ nghi ngờ rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chống Nga vì Moskva bị cáo buộc tham gia tấn công mạng là động thái tương ứng.

Tổng hợp

Tin nổi bật