Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mức xử phạt giao thông 2023- Cách tra cứu vi phạm giao thông mới nhất

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Mức phạt vi phạm giao thông 2023 được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cách tra cứu vi phạm giao thông mới nhất, xem tra cứu phạt nguội, vi phạm giao thông xe máy, ô tô như thế nào?

Mức xử phạt giao thông 2023 mới nhất

Cuối tháng 12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo nghị định mới, một số vi phạm về giao thông đường bộ sẽ bị tăng nặng mức phạt so với nghị định cũ.

Đáng chú ý, để phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đối với cá nhân được tăng lên 75 triệu đồng.

Cụ thể, xe ô tô nhận, trả khách, hàng hóa trên đường cao tốc sẽ bị tăng mức phạt gần như gấp đôi. Người điều khiển xe có hành vi đón, trả khách trên đường cao tốc; nhận, trả hàng trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền 10 - 12 triệu đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện các hành vi trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) 2 - 4 tháng.

Hành vi không đội mũ bảo hiểm cũng bị phạt tiền gấp đôi. Theo đó, tài xế không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền 400-600 nghìn đồng (mức phạt theo Nghị định 100 là 200- 300 nghìn đồng.

Người sử dụng GPLX quá hạn dưới 3 tháng sẽ bị phạt 5 - 7 triệu đồng. Người sử dụng giấy phép quá hạn trên 3 tháng, không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt 10 - 12 triệu đồng.

Nghị định 123 cũng tăng mức xử phạt lên 1 - 2 triệu đồng đối với người lái xe máy dưới 175cm3 và các loại xe tương tự mà không có GPLX, hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép bị tẩy xóa.

Tăng mức phạt từ 3 - 4 triệu đồng lên 4 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy trên 175cm3, không có GPLX hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

Nghị định 123 chỉ còn 3 mức vi phạm đối với xe chở quá tải, gồm: hành vi chở quá số người quy định trên xe khách, đối với chủ xe là cá nhân, cơ quan chức năng quy định phạt tiền 1 - 2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Tuy nhiên, tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 40 triệu đồng như trước đây tăng lên thành không vượt quá 70 triệu đồng.

Đối với chủ xe là doanh nghiệp, phạt tiền 2 - 4 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định, tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 80 triệu như trước đây được tăng lên không vượt quá 150 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe chở quá tải trọng, trước đây cơ quan chức năng chia làm 5 mức phạt lần lượt là: quá tải 10 - 20%; 20 - 50%; 50 - 100%; 100 - 150% và trên 150% với mức phạt từ 1 - 16 triệu đồng. Tại Nghị định 123 chỉ còn 3 mức xử lý gồm: quá tải 10 - 20%, 20 - 50% và trên 50% với mức xử phạt lần lượt là từ 4 - 6 triệu đồng, 13 - 15 triệu đồng và 40 - 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chủ phương tiện cũng bị tăng mức phạt từ 18 - 75 triệu đồng đối với cá nhân và 36 - 150 triệu đồng đối với tổ chức, tương ứng với mức độ quá tải của xe.

Hành vi bán biển số xe bị tăng mức phạt gấp 6 lần so với quy định cũ. Theo đó, phạt tiền 10 - 12 triệu đồng đối với cá nhân (hiện là 1 - 2 triệu đồng) và 20 - 24 triệu đồng đối với tổ chức (hiện là 2 - 4 triệu đồng) có hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Mức phạt tăng từ 3 - 5 triệu đồng lên 30 - 35 triệu đồng đối với cá nhân; từ 6 - 10 triệu đồng lên 60 - 70 triệu đồng với tổ chức có hành vi sản xuất biển số trái phép.

Đối với hành vi dán, che mờ biển số ô tô, để biển số xe không rõ chữ, số... Nghị định số 123 cũng tăng mức phạt lên thành 4 - 6 triệu đồng.

Các lỗi xử phạt vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt mới nhất

Các lỗi vi phạm giao thông thường gặp như đi sai làn, vượt đèn đỏ, sử dụng điện thoại khi đang lái xe... tài xế có thể bị xử phạt lên tới hàng triệu đồng.

Điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe

Theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy phép lái xe (GPLX) sẽ bị xử phạt với các mức tương ứng, cụ thể:

Khi điều khiển xe 2 bánh dung tích xy-lanh dưới 175cc bị phạt tiền 1-2 triệu đồng, tăng 200.000 - 800.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Khi điều khiển xe 2 bánh dung tích xy-lanh từ 175cc trở lên bị phạt tiền 4-5 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Khi điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô bị phạt tiền 10-12 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trong trường hợp có GPLX nhưng người điều khiển xe không mang theo khi tham gia lưu thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt 100.000 - 200.000 đồng đối với xe máy, phạt 200.000 - 400.000 đồng đối với ô tô và các loại xe tương tự ô tô.

Sử dụng giấy phép lái xe hết hạn

GPLX của ôtô (hạng B1, B2, C...) được giới hạn thời gian sử dụng và phải cấp lại sau 5 năm hoặc 10 năm theo quy định. Tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định 2 mức phạt dành cho lỗi sử dụng GPLX hết hạn.

Theo đó, khi sử dụng GPLX hết hạn dưới 3 tháng, người điều khiển xe bị phạt tiền từ 5-7 triệu đồng. Khi sử dụng GPLX hết hạn từ 3 tháng trở lên, người điều khiển sẽ bị phạt tiền 10-12 triệu đồng.

So với mức phạt quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP trước đây, lỗi vi phạm này đã rút ngắn thời gian dùng GPLX hết hạn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng. Mức phạt tiền cũng tăng nhiều lần, từ mức 400.000 - 600.000 đồng lên mức 5-7 triệu đồng và từ 4-6 triệu đồng lên 10-12 triệu đồng.

Hành vi che biển số

Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt của hành vi gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển như sau:

Đối với xe 2 bánh phạt tiền 300.000 - 400.000 đồng.

Đối với ôtô và các loại xe tương tự ôtô phạt tiền 4-6 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện buộc phải lắp hoặc thế biển hoặc khôi phục lại biển số theo quy định.

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe

Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái ô tô. Đối với người điều đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Chuyển làn không có tín hiệu báo trước, không xi-nhan

Đối với ô tô: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc, đồng thời tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.

Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

Phạt 800.000 - 1.000.000 đồng đối xe ô tô.

Phạt 400.000 - 600.000 đồng đối với xe máy.

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với ô tô (Điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐCP sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm a, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 100). Đồng thời, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng hoặc từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm b, c, Khoản 11, Điều 5).

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với xe máy (Điểm g, Khoản 34, Điều 2 Nghị định 123, sửa đổi, bổ sung từ Điểm e, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 100). Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.

Đi sai làn, không đúng đúng phần đường hoặc làn đường quy định

Đối với xe ô tô:

Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm đ, Khoản 5, Điều 5), tước GPLX từ 1 - 3 tháng.

Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a, Khoản 7, Điều 5), đồng thời tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Đối với xe máy:

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (Điểm g, Khoản 3, Điều 6).

Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, Khoản 7, Điều 6) đồng thời tước quyền sử dụng GPLX 2 - 4 tháng.

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều"

Đối với xe ô tô:

Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 5, Điều 5), tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a, Khoản 7, Điều 5), tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc (Điểm a, Khoản 8, Điều 5), tước quyền sử dụng GPLX từ 5 - 7 tháng.

Đối với xe máy:

Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng (Khoản 5, Điều 6), tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.

Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, Khoản 7, Điều 6), tước quyền sử dụng GPLX 2 - 4 tháng.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ

Đối với xe ô tô:

Không bị phạt nếu chạy quá tốc độ cho phép dưới 5 km/h (Điểm a, Khoản 3, Điều 5).

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 đến dưới 10km/h (Điểm a, Khoản 3, Điều 5).

Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/h (theo Điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm i, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 100), tước GPLX từ 1 - 3 tháng.

Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/h (Điểm a, Khoản 6, Điều 5), tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ trên 35 km/h (Điểm c, Khoản 7, Điều 5), tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

Đối với xe máy:

Không phạt tiền nếu chạy quá tốc độ dưới 5 km/h.

Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng nếu chạy quá tốc độ từ 05 đến dưới 10 km/h (Điểm k, Khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm c, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100).

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng khi vi phạm chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/h (Điểm g, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung mới từ Điểm a, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 100).

Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng nếu chạy quá tốc độ trên 20 km/h (Điểm a, Khoản 7, Điều 6), tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

XEM THÊM: Lỡ đánh mất bằng lái xe, "khổ chủ" có phải thi lại không?

Trường hợp đặc biệt nào được công khai hình ảnh của người bán dâm, người mua dâm?

12 điểm mới về mức phạt vi phạm giao thông 2023

Ngày 28/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, các lỗi của người điều khiển ô tô, xe máy như: Lỗi quá tốc độ; Không chấp hành tín hiệu đèn hoặc hiệu lệnh của người thi hành công vụ; Đỗ xe không đúng quy định; Không đội mũ bảo hiểm;... mức phạt vi phạm giao thông có thể lên tới 75 triệu đồng.

Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2023

Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2023 phổ biến đối với người điều khiển xe gắn máy gồm có:

1. Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không đúng quy cách

Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã nâng mức phạt lên đến 300.000 đồng - 400.000 đồng so với mức 200.000 đồng - 300.000 đồng tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Quy định này áp dụng đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

2. Sử dụng thiết bị di động khi đi đường

Từ 1/1/2022, mức phạt 600.000 đồng - 1.000.000 đồng tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được nâng lên 800.000 đồng - 1.000.000 đồng theo điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Mức phạt vi phạm giao thông này áp dụng cho các trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

3. Không chấp hành tín hiệu giao thông

Theo điểm g Khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông nhận mức phạt 800.000 đồng - 1.000.000 đồng.

4. Vi phạm điều kiện về Giấy phép lái xe

Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xoá.

Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.

Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xoá.

Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

5. Vi phạm quy định về Giấy đăng ký xe

Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nâng mức phạt từ 300.000 - 400.000 đồng lên 800.000 - 1.000.000 đồng, áp dụng cho trường hợp:

Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; Sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); Gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

6. Điều khiển xe quá tốc độ

Theo Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nhận mức phạt tuỳ thuộc vào các trường hợp sau:

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h: 300.000 - 400.000 đồng.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h: 800.000 - 1.000.000 đồng.

Mức phạt vi phạm giao thông 2023 đối với người điều khiển ô tô (bao gồm ô tô điện)

Mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô phổ biến gồm có:

1. Sử dụng thiết bị di động

Mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe mới nhất 2022 đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường từ2.000.000 - 3.000.000 đồng (căn cứ điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Mức phạt này cao hơn 1 triệu đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Lỗi không tuân thủ tín hiệu giao thông

Theo điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ phải nhận mức phạt mới là 4.000.000 - 6.000.000 đồng.

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ nhận mức phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. Mức phạt vi phạm giao thông này được quy

3. Vi phạm quy định về Giấy phép lái xe

Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đưa ra quy định mới về mức phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm điều kiện về GPLX như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

Có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng.

Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;

Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

4. Vi phạm quy định về Giấy đăng ký xe

Theo Khoản 9 Điều 12 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng sẽ phải nhận mức phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.

5. Điều khiển xe ô tô quá tốc độ

So với mức 3.000.000 - 5.000.000 đồng quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô quá tốc độ quy định từ 10km/h - 20km/h đã được nâng lên từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng theo điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

6. Chở quá số người quy định

Điểm o Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2022/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km thực hiện hành vi chở quá số người quy định. Theo đó, trường hợp: chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng.

Như vậy, Nghị định 123/2022/NĐ-CP đã có nhiều sự thay đổi, bổ sung về nội dung các lỗi và mức phạt vi phạm giao thông 2022 so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, mức phạt đối với các lỗi phổ biến tăng từ 100.000 - 1.000.000 đồng/lỗi. Do đó, các chủ phương tiện cần nắm rõ và tuân thủ các quy định mới nhất năm 2023 về Luật Giao thông đường bộ để có những hành trình an toàn, tránh mất tiền không đáng có.

Hướng dẫn cách tra cứu biên bản vi phạm giao thông nhanh chóng năm 2023

Để tra cứu quyết định xử phạt vi phạm giao thông online, bạn thực hiện theo trình tự sau:

Đăng nhập tài khoản Dịch vụ công

Nếu bạn chưa đăng ký tài khoản tại Cổng DVCQG thì hãy tham khảo cách đăng ký và đăng nhập bên dưới:

– Cách đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia:

Bước 1: Truy cập vào website dichvucong.gov.vn. Nhấn vào nút Đăng ký.

Bước 2: Chọn phương thức đăng ký, gồm có đối tượng đăng ký (công dân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước).

Đồng thời chọn xác minh mức độ trung bình của tài khoản. Tùy theo nhu cầu của mỗi người, bạn tạm lấy Thuê bao di động để làm ví dụ hướng dẫn.

 


Bước 3: Tiến hành điền thông tin cá nhân, rồi nhấn nút Đăng kí.

Bước 4: Nhập mã xác nhận OTP được DVCQG gửi đến số điện thoại mà bạn đăng kí.

Bước 5: Tạo mật khẩu đăng kí cho tài khoản. Vậy là bạn đã đăng ký tài khoản xong trên trang điện tử DVCQG.

– Cách đăng nhập tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia:

Để đăng nhập vào tài khoản mà bạn đã đăng kí trên website DVCQG, bạn thực hiện các bước đơn giản sau:

Bước 1: Chọn loại tài khoản mà bạn muốn đăng nhập. Nếu bạn đã đăng kí tài khoản trên DVCQG thì chọn mục loại Tài khoản cấp bởi Cổng DVC Quốc Gia.

Bước 2: Tiến hành đăng nhập các thông tin cá nhân được yêu cầu.

Bước 3: Nhập mã xác thực OTP được gửi qua điện thoại bạn và chọn xác nhận.

Tiến hành tra cứu quyết định xử phạt giao thông

Sau khi đăng nhập, bạn hãy chọn chức năng Thanh toán trực tuyến; sau đó chọn Tra cứu/thanh toán vi phạm giao thông, hệ thống hiển thị giao diện tra cứu quyết định xử phạt như sau:

Tại đây, bạn có thể chọn giữa Tra cứu theo mã quyết định hoặc Tra cứu theo biên bản vi phạm và tiến hành điền các thông tin bắt buộc như

Số biên bản.

Họ tên người vi phạm.

Đơn vị lập biên bản xử phạt.

Tỉnh/thành phố, đơn vị CSGT.

Ngày vi phạm.

Mã bảo mật.

Sau khi cập nhật các thông tin nêu trên, bạn hãy chọn Tra cứu để xem quyết định xử phạt.

Khi người dùng đã tra cứu được quyết định xử phạt có thể thực hiện một trong hai cách sau: thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt hoặc thanh toán và nhận kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì nếu quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tại mục (4) sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh

https://www.csgt.vn/tra-cuu-phuong-tien-vi-pham.html

Xử phạt vi phạm giao thông: Các hình thức đóng phạt và thời gian đồng phạt
Khi vi phạm giao thông thì tùy theo trường hợp, bạn có thể nộp phạt tại chỗ cho CSGT, hoặc nộp tại Kho bạc khi nhận được quyết định xử phạt, ngoài ra nếu việc đi lại gặp khó khăn thì bạn có thể nộp qua Bưu điện hay nộp trực tuyến tại https://dichvucong.gplx.gov.vn/.

Bạn phải nộp phạt trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày ghi trong quyết định xử phạt để không bị nộp thêm tiền chậm nộp.

Các hình thức nộp phạt nguội và mức phạt nguội vi phạm giao thông

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm luật mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.

Sau khi nhận được thông tin về các trường hợp vi phạm, trung tâm xử lý sẽ tiến hành truy xuất và tìm ra chủ nhân của các phương tiện vi phạm. Họ sẽ gửi thông báo đến đối tượng vi phạm, những người đó sẽ được mời đến cơ quan công an để làm việc và nhận mức phạt thích đáng.

Các hình thức nộp phạt nguội theo điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP

Trước khi tiến hành nộp phạt nguội, người vi phạm giao thông cần đến trụ sở công an nơi xảy ra vi phạm hoặc nơi cư trú (nếu không cư trú trong địa bàn huyện nơi xảy ra vi phạm) để giải quyết vụ việc vi phạm giao thông bị phạt nguội và nhận quyết định xử phạt vi phạm.

Sau khi có quyết định xử phạt giao thông, tổ chức, cá nhân có thể nộp phạt theo một trong các cách quy định tại Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:

- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt giao thông.

- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

- Nộp phạt Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Nộp phạt trực tiếp cho Cảnh sát giao thông đối với lỗi vi phạm dưới bị phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

- Nộp phạt qua bưu điện.

Mức phạt nguội:

1 Mức phạt nguội vi phạm giao thông thường gặp

1.1. Phạt nguội quá tốc độ

 

1.2. Phạt nguội vượt đèn đỏ

Lỗi vượt đèn đỏ bị phạt nguội theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như sau:

 

1.3. Phạt nguội đi ngược chiều

Lỗi đi ngược chiều trên đường một chiều, đường có biển báo “Cấm đi ngược chiều” bị phạt nguội như sau:

 

1.4. Phạt nguội đi sai làn

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lỗi đi sai làn phải nộp phạt nguội như sau:

 

Thời gian gửi thông báo phạt nguội cho chủ phương tiện vi phạm giao thông

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA, đối với các trường hợp phạt nguội, trong 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện vi phạm, Cảnh sát giao thông nơi phát hiện vi phạm sẽ tiến hành xác minh thông tin về phương tiện và gửi thông báo phạt nguội đến cho chủ xe.

Theo thông báo được nhận, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính phải đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.

Nếu quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo phạt nguội mà chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm giao thông không đến trụ sở cơ quan Công an để giải quyết thì thông tin về phương tiện vi phạm sẽ được gửi và cập nhật lên các trang thông tin sau:

- Cập nhật thông tin loại phương tiện; biển số, màu biển; thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm giao thông; đơn vị Cảnh sát giao thông phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc cùng số điện thoại liên hệ lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông.

- Gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm.

Theo quy định này, nếu xe dính phạt nguội mà không đến giải quyết trong thời gian 20 ngày tính từ ngày cơ quan Công an gửi thông báo thì phương tiện sẽ bị đưa vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm.

4 cách tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông 2023

Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Từ ngày 01/6/2019, Cục Cảnh sát giao thông đã cho ra mắt phần mềm quản lý Giấy phép lái xe. Tại đây, người dân có thể tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh đối với ô tô, xe máy, xe đạp điện qua phần mềm này bằng cách nhập biển số xe.

Chỉ qua vài bước đơn giản, mọi thông tin về biển số xe, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm sẽ được hiển thị. Đồng thời, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện có thể liên hệ địa chỉ, số điện thoại để giải quyết xử lý tại các đơn vị công an nơi phát hiện vi phạm.

Để tiến hành tra cứu, người dân tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: https://www.csgt.vn/. Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh nằm phía bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)

Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Đôi khi xảy ra tình trạng nhập mã bảo mật không được, bạn đọc vui lòng thực hiện nhiều lần, nhập chính xác cụm ký tự chữ và số này.

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là xe không bị phạt nguội.

Kiểm tra phạt nguội ô tô trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bước 1: Vào trang web của cục Đăng kiểm Việt Nam tại địa chỉ www.vr.org.vn sau đó vào mục Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện trong phần Tra cứu dữ liệu bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu.

Đối với xe biển 5 số: Biển trắng thêm chữ T vào cuối, biển xanh thêm chữ X, biển vàng thêm chữ V.

Tương tự với số tem, giấy chứng nhận hiện tại nhập dấu “-“ phân cách giữa chữ cái và chữ số.

Bước 3: Kéo xuống dưới, màn hình hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện ở dưới cùng.

Nếu xe bị phạt nguội mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về.

Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện đó không bị phạt nguội, việc đăng kiểm diễn ra bình thường.

Nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Kiểm tra trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Cách tra cứu phạt nguội này chỉ áp dụng được với những tỉnh, thành có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website phạt nguội.

Bước 1: Truy cập website phạt nguội tại địa phương:

- Tra cứu phạt nguội Hà Nội:

https://csgt.congan.hanoi.gov.vn/tra-cuu-phuong-tien-gt

- Tra cứu phạt nguội Thành phố Hồ Chí Minh:

http://csgt.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/tra-cuu-vi-pham

- Tra cứu phạt nguội Đà Nẵng:

https://vpgtcatp.danang.gov.vn/

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Kéo xuống dưới, xem kết quả tra cứu.

Sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

Ngoài cách tra cứu trên máy tính, người dân có thể sử dụng các ứng dụng tra cứu phạt nguội trên nền tảng Android và IOS như: Tra cứu phạt nguội; Tra cứu phạt nguội toàn quốc; Tra phạt nguội; Kgo - Ôn GPLX, tra phạt nguội; Tra cứu phạt nguội Ô tô - Xe máy...

Bước 1: Tải ứng dụng tra cứu phạt nguội trên điện thoại.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Xem kết quả tra cứu phạt nguội.

Cần lưu ý gì khi kiểm tra phạt nguội?

Chỉ cần làm theo những chỉ dẫn trên, người dân có thể dễ dàng tra cứu phạt nguội. Tuy nhiên, trong quá trình tra cứu cần chú ý những điểm sau:

- Khi nhập biển số xe, bạn lưu ý nhập đúng theo hướng dẫn. Chẳng hạn, biển số phải viết liền nhau, có gạch nối;

- Phải nhập cả biển số xe và số tem, giấy chứng nhận kiểm định;

- Nếu chủ phương tiện không phải là người trực tiếp điều khiển phương tiện vi phạm (cho mượn xe, thuê xe,…) nhưng lại không giải trình, chứng minh được, thì bị xử phạt theo đúng lỗi vi phạm.

XEM THÊM: 

Năm 2023, biên bản kết luận giám định pháp y tử thi mới nhất ra sao?

Từ tháng 8/2023, thủ tục "sang tên, đổi chủ", đăng ký biển số mới nhất như thế nào?

Sau khi vi phạm, có thể tra cứu phạt nguội sau bao lâu?

Việc tra cứu phạt nguội sau bao lâu hiện chưa được quy định cụ thể bởi điều này còn phụ thuộc vào việc hành vi vi phạm giao thông đó bị phát hiện sau bao lâu kể từ lúc thực hiện.

Theo khoản 2 Điều 4 Thông 15/2022/TT-BCA, khi phát hiện được vi phạm giao thông thông qua hệ thống phạt nguội, lực lượng Cảnh sát giao thông nơi phát hiện vi phạm sẽ thực hiện xác minh thông tin về người và phương tiện vi phạm.

Sau đó, gửi thông báo phạt nguội đến chủ phương tiện vi phạm và mời người đó đến trụ sở công an để giải quyết vụ việc vi phạm. Thời hạn gửi thông báo phạt nguội là 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Quá 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo phạt nguội mà người vi phạm không đến trụ sở cơ quan Công an để giải quyết vụ việc thì Cảnh sát giao thông sẽ cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông.

Theo quy định này, nếu phát hiện vi phạm ngay khi xảy ra thì tổ chức, cá nhân có thể tra cứu phạt nguội sau khoảng 30 ngày kể từ khi vi phạm.

Còn nếu hành vi vi phạm không được phát hiện ngay thì rất khó để xác định chính xác thời gian có thể tra cứu phạt nguội là bao lâu.

Nộp phạt nguội vi phạm giao thông như thế nào?

Trước khi tiến hành nộp phạt nguội, người vi phạm giao thông cần đến trụ sở công an nơi xảy ra vi phạm hoặc nơi cư trú (nếu không cư trú trong địa bàn huyện nơi xảy ra vi phạm) để giải quyết vụ việc vi phạm giao thông bị phạt nguội và nhận quyết định xử phạt vi phạm.

Sau khi có quyết định xử phạt giao thông, tổ chức, cá nhân có thể nộp phạt theo một trong các cách quy định tại Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:

- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt giao thông.

- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

- Nộp phạt Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Nộp phạt trực tiếp cho Cảnh sát giao thông đối với lỗi vi phạm dưới bị phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

- Nộp phạt qua bưu điện.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật