Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nắm bắt.
Tùy từng trường hợp, vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu giúp nâng cao an toàn cho các phương tiện khi lưu thông trên đường.
Để phân biệt vạch kể đường, người điều khiển phương tiện sẽ dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng), dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc)…
Theo Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, các loại vạch kẻ đường quy định gồm: Dạng vạch đơn, nét đứt, dạng vạch đơn, nét liền, vạch đôi song song, liền nét, vạch đôi song song, một vạch liền, một vạch đứt nét.
Lỗi đè vạch được hiểu là lỗi được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà để bánh xe đè lên hoặc lấn sang các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua.
Ảnh minh họa
Mức phạt lỗi đè vạch đối với ô tô mới nhất năm 2022
Những trường hợp người điều khiển phương tiện thường xuyên mắc lỗi đè vạch, cụ thể như sau:
- Đè vạch liền đường hai chiều.
- Đè vạch xương cá.
- Đè vạch liền trên cầu.
- Đè vạch khi dừng đèn đỏ.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, những lỗi đè vạch thuộc hành vi vi phạm “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” với các mức xử phạt như sau:
Hoàng Yên (T/h)