Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mua nhà “ôm” cột: Người chấp nhận, kẻ bảo… kiện!

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Về việc tính diện tích căn hộ chung cư "ôm" cả cột, hộp kỹ thuật, có luật sư cho rằng, dân phải chấp nhận vì đã ký hợp đồng, nhưng có người khẳng định, cách tính như vậy là trái luật.

(ĐSPL) - Về việc tính diện tích căn hộ chung cư "ôm" cả cột, hộp kỹ thuật, có luật sư cho rằng, dân phải chấp nhận vì đã ký hợp đồng, nhưng có người khẳng định, cách tính như vậy là trái luật.
Như báo Đời sống và Pháp luật đã đưa tin, từ ngày 8/4 tới đây, Thông tư 03 của Bộ Xây dựng nhằm sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Thông tư 16/2010 và hướng dẫn thêm thực hiện Nghị định 71 của Chính phủ sẽ có hiệu lực. 
Thông tư 03 quy định cách tính diện tích căn hộ chung cư theo nguyên tắc thông thủy, thay vì tính diện tích chung cư theo tim tường đã gây ra những tranh chấp căng thẳng giữa người mua nhà, chủ đầu tư nhiều năm qua.
Tuy nhiên, Thông tư 03 lại chỉ rõ, trường hợp các bên đã ký hợp đồng mua bán căn hộ trước ngày thông tư này có hiệu lực, việc xác định diện tích căn hộ để tính tiền mua bán tiếp tục theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ các bên đã ký kết.
Chính vì điều vậy, đã dẫn đến những tranh cãi xung quanh bản thông tư mới này. Thậm chí, đã có những ý kiến cho rằng, cùng với việc ban hành Thông tư 03, Bộ Xây dựng đã "bỏ rơi" quyền lợi của khách hàng cũ.
Phần cột chiếm 15\% diện tích trong căn hộ tại Kangnam. Ảnh: Tuổi Trẻ
Để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề, báo Đời sống và Pháp luật đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và các luật sư xung quanh "điểm nhạy cảm" này:
Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội: Người dân phải chấp nhận sự lựa chọn của mình!
Về nguyên tắc, khi một Thông tư được ban hành mà không vi phạm pháp luật thì nó có hiệu lực kể từ ngày ban hành, và có giá trị đến thời điểm Thông tư đó có điều chỉnh/chỉnh sửa. Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 không sai vì Thông tư đưa ra 2 cách tính diện tích và để chủ đầu tư – người mua nhà tự thỏa thuận, chứ Bộ không yêu cầu bắt buộc phải theo cách tính nào cả.
Vì thế, người dân ký hợp đồng mua nhà trong thời điểm Thông tư 16 có hiệu lực thì phải tự chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Vì rõ ràng, người mua - người bán có đồng tình với nhau thì mới ký biên bản mua bán chứ?
Cũng không thể nói là người dân bị thiệt do Thông tư số 16. Bởi khi giá bất động sản tăng, thì rõ ràng, người dân có lợi. Còn ngược lại, khi bất động sản đi xuống thì người dân phải chấp nhận thôi!
Luật sư Bùi Quang Hưng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Dân có thể kiện nếu không thỏa đáng!
Không thể nói Bộ Xây dựng không sai. Bộ này đã ban thành Thông tư 16, trong đó đưa ra cách tính diện tích tim tường bao gồm cả tường bao, cột, hộp kỹ thuật là trái với Nghị định định 71.
Theo quy định của Luật Nhà ở (Điều 70) và Nghị định số 71 (Điều 49) thì những phần tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ thuộc phần sở hữu chung. Theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Dân sự thì phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không thể phân chia.
Vì thế, Bộ Xây dựng cần có ý kiến về sự việc này. Còn về phía người dân, trong thời gian chờ đợi sự điều chỉnh của Bộ Xây dựng, người mua có thể bàn bạc lại với chủ đầu tư để tìm một thỏa thuận mới thay thế cho hợp đồng mua nhà đã ký.
Xem thêm video clip: Bộ XD "bỏ quên" quyền lợi khách hàng (Nguồn vtv.vn)
TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Bộ Xây dựng đi quá sâu vào sự vận hành thị trường!
Với vai trò quản lý nhà nước, tôi cho rằng Bộ Xây dựng ra một thông tư trong đó có quy định 2 cách tính diện tích căn hộ cụ thể như thế là không nên, sẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư cân nhắc và chọn cách có lợi về phía mình.
Lỗi của Bộ Xây dựng là đã đi quá sâu vào sự vận hành của thị trường. Lẽ ra việc tính diện tích căn hộ nên để chủ đầu tư và người dân quyết định cách nào mà đôi bên cùng cảm thấy thỏa mãn là được.
Tuy nhiên, trước sự việc này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nên yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường nghiên cứu để đảm bảo quyền lợi của người mua nhà, đồng thời có biện pháp xử lý hậu quả phát sinh để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.
TS.Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp): Bộ Xây dựng phải có phương án giải quyết thiệt hại
Việc quy định cách tính diện tích theo tim tường trong Thông tư 16 không phù hợp với luật, cần giải quyết hậu quả như thế nào? Ông Sơn đề nghị Bộ Xây dựng phải có phương án giải quyết thiệt hại trình Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: "Phải điều tra xem có bao nhiêu căn hộ bị "ôm" cả cột… Lợi ích thuộc về ai khi có cả triệu căn nhà "ôm" thêm cả cái cột, hộp kỹ thuật như thế? Giải quyết, bồi thường hậu quả như thế nào đối với những hợp đồng đã ký?"
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, nếu doanh nghiệp đã thu rồi thì giờ tính toán trả lại cho người dân. Tuy nhiên, phương án này xem ra khó khả thi bởi doanh nghiệp bất động sản lâu nay rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Giờ lấy đâu ra cả vài chục tỷ đồng đề đền bù cho người dân?
Long Vũ
Mời bạn đọc xem thêm clip: Hà Nội điều chỉnh giá đất tại một số vị trí bất hợp lý:

Tin nổi bật