Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mùa hè nóng bức, ăn vải như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Mùa vải thiều đã đến nhiều người đổ xô đi mua để thưởng thức loại quả đặc trưng cho mùa hè tùy nhiên ăn với lượng như thế nào để không bị quá nóng và cách chế biến thành nhiều món ngon thì không phải ai cũng nắm được.

Các thành phần có trong quả vải

Quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16.5%). Trong 100 gram quả vải thiều tươi có các chất dinh dưỡng: Calo: 66; Carbs: 16.5 gram; Chất đạm: 0.8 gram; Đường: 15.2 gam; Chất béo: 0.4 gam; Chất xơ: 1.3 gram.

Vải rất giàu vitamin và các loại khoáng chất, bao gồm:

Vitamin C: Đây được coi là loại vitamin dồi dào nhất trong quả vải thiều. Ước tính, một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho vitamin C.

Kali: Lượng kali dồi dào trong quả vải sẽ giúp bạn cải thiện được sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả.

Đồng: Vải thiều là một nguồn cung cấp đồng tuyệt vời. Tình trạng thiếu chất đồng có thể gây ra các tác động xấu cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Ngoài vitamin nhóm B, C, E, K, beta carotene, trong trái vải còn chứa epicatechin và rutin. Những thành phần này góp phần phòng chống các bệnh mãn tính, kháng viêm, kiểm soát huyết áp. Cùng với đó là tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, loại bỏ gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ đột quỵ,….

Bên cạnh đó, quả vải thiều còn chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa khác nhau. Thực tế cho thấy, hàm lượng polyphenol chống oxy hóa của quả vải có tỷ lệ cao hơn so với một số loại trái cây thông thường khác.

Do đó, quả vải tốt cho tiêu hóa, người tăng huyết áp, người muốn giảm cân... Ngoài ra, quả vải giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể...

Những lưu ý khi ăn vải

Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Đối với phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn 3-4 quả/lần. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, "say vải", ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Lớp màng trắng của quả vải không chứa bất cứ chất dinh dưỡng nào. Lớp màng này cũng không mang lại tác dụng cho cơ thể hay hạn chế nóng trong. Tuy nhiên, nếu sau khi bóc, lớp màng này vẫn sót lại, việc ăn chúng cũng không ảnh hưởng tới cơ thể, dù phần nào làm mất vị thơm ngon của quả vải với vị chát, ngang.

Theo các nghiên cứu nước ép hoa quả thường thiếu chất xơ và có nhiều đường, năng lượng hơn so với trái cây tươi nguyên chất. 

Các đối tượng nên hạn chế ăn vải

Người đang giảm cân: Báo Lao động dẫn nguồn tờ Boldsky cho biết, vải là loại quả có hàm lượng đường cao, trong quả vải chứa 66% đường glucose, 70% đường tổng hợp và 5% đường saccharose.

Do đó, đối với những người đang có kế hoạch giảm cân hoặc người béo phì cần hạn chế ăn vải để kiểm soát lượng đường tiêu thụ vào cơ thể.

Người bị tiểu đường: Những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn vải, vì lượng đường trong vải khi vào cơ thể sẽ gây cảm giác no, dẫn tới không thể ăn được các loại thức ăn khác gây hạ đường huyết.

Lúc này gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, dẫn tới lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai nên ăn vải với số lượng ít, vì đây là nhóm rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân.

Ngoài ra, phụ nữ có thai khi ăn vải, tính nóng của vải sẽ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn. Phụ nữ mới sinh đang cho con bú ăn vải có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu muốn ăn chỉ nên ăn 100-200g.

Gợi ý những món ngon với quả vải

Chè vải rau câu

Chè vải rau câu/sương sáo/hạt sen

Vải thiều nhồi tôm

Canh vải thiều mướp đắng

Cháo vải hạt sen

Kem vải thiều

Canh gà hầm vải thiều

Bánh vải khô

Thùy Dung (t/h)

 

Tin nổi bật