Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Một số dự án thua lỗ của ngành Công Thương được hỏi mua

(DS&PL) -

Một số dự án thuộc 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã tìm được đối tác hợp tác hoặc có nhà đầu tư mua lại.

Một số dự án thuộc 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã tìm được đối tác hợp tác hoặc có nhà đầu tư mua lại.

Ngày 6/11, báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, trong số 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, một số đã tìm được đối tác hợp tác đầu tư, hoặc nhà đầu tư quan tâm mua lại, như: Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy gang thép Thái nguyên giai đoạn 2 và Dự án Thép Việt Trung.

Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có nhiều khó khăn, vướng mắc do có sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng; cho đến nay đã hoàn thành xấp xỉ 86% khối lượng.

Đặc biệt, nếu tháo gỡ được vướng mắc về thuế suất giá trị gia tăng 5% đối với phân bón, bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu thì sẽ tháo gỡ được cho các dự án DAP-1 Hải Phòng, DAP-2 Lào Cai, Đạm Ninh Bình và có thể đưa DAP-1 Hải Phòng ra khỏi danh sách 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. Ảnh: Dân Việt

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định việc xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương được tập trung chỉ đạo, từng bước phân nhóm các dự án để xác định phương án xử lý cụ thể, khả thi, dứt điểm, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị và theo Đề án được Thủ tướng phê duyệt. Cụ thể, xử lý trên nguyên tắc đề cao tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp, theo nguyên tắc, cơ chế thị trường, Nhà nước không cấp thêm vốn vào dự án, hạn chế thiệt hại cho Nhà nước, quan tâm tới quyền lợi của người lao động, an sinh - xã hội, môi trường và ổn định xã hội.

12 dự án thua lỗ của ngành Công thương gồm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2- Lào Cai; Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất; Dự án nhà máy thép Việt Trung; Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án này gần 43.700 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 63.610 tỷ đồng (tăng gần 46%). Trong đó, vốn chủ sở hữu trên 14.350 tỷ đồng (khoảng 23%), vốn vay hơn 47.451 tỷ đồng (75%), còn lại gần 2,9% từ các nguồn khác. Trong tổng số vốn vay, khoản từ ngân hàng trong nước hơn 41.801 tỷ đồng, còn lại là vay bảo lãnh của Chính phủ.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật