Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: 12 dự án thua lỗ nếu không thể phục hồi thì cho phá sản

(DS&PL) -

Theo Phó Thủ tướng, dự án nào không thể phục hồi thì giải thể, phá sản chứ không nói chung chung là đang tốt hơn nhưng thực tế là vẫn đang lỗ, có khi còn lỗ nặng...

"Dự án nào không thể phục hồi thì kiên quyết giải thể, phá sản chứ không nói chung chung là đang tốt hơn nhưng thực tế là vẫn đang lỗ, có khi còn lỗ nặng, càng xử lý càng mất vốn", Phó Thủ tướng thường trực nhấn mạnh.

Sáng 3/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo xử lý các yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ thuộc ngành công thương.

Ông Trương Hòa Bình đề nghị các thành viên ban chỉ đạo thẳng thắn làm rõ các vấn đề lớn như những kết quả cụ thể, khó khăn vướng mắc nhất hiện nay của từng dự án, doanh nghiệp và giải pháp tháo gỡ, nhất là các vấn đề vướng mắc pháp lý về tổng thầu EPC và giải pháp về tài chính, tín dụng trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Đồng thời, yêu cầu xử lý tranh chấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu, tổng thầu, có yếu tố nước ngoài, đầu tư không còn phù hợp về công nghệ, pháp lý trong thủ tục xử lý… để qua đó, "cần làm rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm làm gì, cơ chế như thế nào"?

Nhà máy đạm Ninh Bình - một trong những dự án thua lỗ của ngành công thương. Ảnh: Kinh tế & Đô thị

Về hướng xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp, Phó Thủ tướng nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án 1468, tuy nhiên, qua báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một số phương án đã hoàn thành hướng xử lý bước đầu nhưng bước triển khai tiếp theo không còn phù hợp và khả thi.

Vì thế, Phó Thủ tướng yêu cầu các đại biểu cho ý kiến thẳng thắn, trực tiếp về hướng xử lý từng dự án theo đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp như, có bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, lợi ích của người lao động, ổn định môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Dự án nào cần tiếp tục được tái cơ cấu để phục hồi, các biện pháp nào Nhà nước có thể hỗ trợ để có phương án khả thi? Dự án nào cần khẩn trương xử lý kiên quyết, cho dừng hoạt động, phá sản để không phát sinh thiệt hại cho Nhà nước?

Nêu rõ quan điểm nhất quán của Bộ Chính trị, Quốc hội là kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp này, Phó Thủ tướng nêu rõ: “Dự án nào không thể phục hồi thì kiên quyết giải thể, phá sản chứ không nói chung chung là đang tốt hơn nhưng thực tế là vẫn đang lỗ, có khi còn lỗ nặng, càng xử lý càng mất vốn”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật