Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Công thương cam kết xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ vào năm 2020

(DS&PL) -

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Công thương cho rằng việc xử lý phức tạp vì trải qua nhiều thời kỳ với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Công thương cho rằng việc xử lý phức tạp vì trải qua nhiều thời kỳ với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Trong phiên thảo luận về KT-XH sáng nay, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, việc xử lý 12 dự án “đắp chiếu” gặp nhiều vướng mắc do có nội dung phức tạp, trải qua nhiều thời kỳ.

“Chúng tôi phải đánh giá đồng bộ những tồn tại, nguyên nhân để có hướng giải quyết. Quan trọng là từ việc xử lý những dự án này, rút kinh nghiệm để không phát sinh dự án thua lỗ mới”, ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên , Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, các công việc liên quan đang đi đúng tiến trình. Theo đó, năm 2017 sẽ hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện. Đến hết năm 2018 sẽ phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp và năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải trình trước QH. Ảnh: VietNamnet.

"Tiến độ xử lý vẫn đang được đảm bảo. Trong đó 4 dự án phân bón đang khôi phục, đi vào sản xuất. 3 dự án xăng sinh học đang tổ chức lại, sang năm 2018 sẽ tham gia thị trường...", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay.

Tại dự án Thép Thái Nguyên, Thép Việt Trung, Nhà nước cũng sẽ từng bước rút vốn, giải quyết vấn đề công nghệ và các vướng mắc tồn đọng với tổng thầu nước ngoài.

Đề cập về ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng cho biết thời gian qua nhiều ngành công nghiệp (điện tử, khai khoáng, hóa chất, hóa dược...) đã có những bước tiến quan trọng, tuy nhiên việc phát triển công nghiệp phụ trợ còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân yếu kém của công nghiệp hỗ trợ là do cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, kịp thời, đầy đủ; doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu quy mô vừa và nhỏ, khó tiếp cận vốn, công nghệ, nhân lực nên chưa tham gia được vào các chuỗi giá trị lớn...

Thời gian tới, Bộ trưởng khẳng định Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát, xây dựng một loạt chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, khoa học công nghệ, đào đạo nguồn nhân lực, tham gia các chuỗi giá trị để mở rộng thị trường...

Minh Thư (T/h)

Tin nổi bật