Cách hạ nhiệt yên xe máy trong ngày nắng nóng
Sử dụng báo giấy hoặc áo chống nắng
Khi phải đỗ xe ở nơi nắng nóng, không có mái che, bạn có thể tận dụng các loai giấy báo, bìa các tông (nếu có) để che yên xe. Nhớ trùm báo/bìa qua yên xe rồi kẹp một mép vào bên trong yên xe để cố định. Như vậy yên xe sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặṭ trời.
Nếu không có giấy báo, bìa cứng, bạn có thể tận dụng chính áo chống nắng của mình để che chắn cho yên xe. Bạn chỉ cần phủ áo chống nắng lên yên xe và kẹp một góc áo vào bên trong yên để áo không bị gió thổi bay là được.
Bọc yên chống nóng
Để yên xe không bị nóng khi để dưới trời nắng, bạn có thể sử dụng bọc yên xe chống nóng dạng lưới. Với giá dao động từ 100.000 đến 200.000VNĐ, một chiếc bọc yên chống nóng là giải pháp vô cùng hợp lý cho bạn. Chúng có thể dễ dàng tìm mua với thao tác lắp ráp đơn giản.
Ngoài ra, bạn có thể bọc yên xe bằng da sáng màu để giảm hấp thụ nhiệt cho yên xe. Hầu hết các loại xe máy hiện nay thường có phần yên được bọc da màu đen. Đây là tông màu hút nhiệt пhất пên sẽ khiếп yên xe bị nóng lên nhanh chóng.
Do đó, bạn có thể đổi sang bọc yên xe có tông màu sáng hơn để giảm hấp thụ nhiệt đồng thời kết hợp với 2 phương pháp trên để tránh làm yên xe quá nóng trong những ngày trời nắng.
Dùng bạt phủ cũng là một cách tốt để chống nóng cho yên xe khi bạn không may phải để xe ở ngoài trời nắng. Ảnh: Sưu tầm.
Dùng bạt phủ chống hấp thụ nhiệt
Dùng bạt phủ cũng là một cách tốt để chống nóng cho yên xe khi bạn không may phải để xe ở ngoài trời nắng. Chúng không chỉ bảo vệ tốt cho yên xe mà còn bảo vệ phụ tùng, động cơ khác của xe không bị ánh mặt trời tác động trực tiếp. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, khi sử dụng xong bạn chỉ cần gấp gọn lại, cho vào cốp xe là có thể dễ dàng đem theo miếng bạt này.
Sử dụng khăn ướt
Để tránh trường hợp yên xe nóng rát đến mức không thể chịu nổi, bạn có thể trang bị một chiếc khăn. Khi cần chỉ cần lấy khăn ra nhúng qua nước và lau lên yên xe để hạ nhiệt.
Ngoài cách пày, bạn có thể đổ nước trực tiếp lên yên xe cũng giúp giảm nhiệt độ của yên xe. Sau đó, dùng khăn lau khô yên xe và kiểm tra lại nhiệt độ của yên xe xem đã sử dụng được chưa.
Nếu không có khăn và nước, bạn пên dắt xe đến nơi có bóng râm và vỗ mạnh lên yên xe đã giúp nhiệt tỏa bớt ra bên ngoài.
Những tác hại khi để xe máy ngoài trời nắng thường xuyên
Giòn vỏ xe máy, bong tróc sơn
Đa phần xe máy được làm bằng vỏ nhựa nên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nhựa sẽ giòn và dễ vỡ, hoặc nếu là xe Tàu thì còn có thể bị chảy nhựa, biến dạng. Một tác hại khác là khi để xe ngoài trời nắng lâu, lớp sơn ngoại thất của xe dễ bị xuống màu, thậm chí bong tróc.
Yên xe bị phai màu
Cường độ bức xạ mạnh của tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời sẽ tác động đến màu sắc của yên xe. Vì vậy nếu bạn để yên xe để lâu ngày ngoài trời mà không che lại sẽ khiến yên xe bị phai màu. Đặc biệt đối với những yên xe có gam màu tối, việc yên xe bị phai màu rất dễ nhận biết bằng mắt thường.
Nổ lốp xe
Nhiệt độ dưới mặt đường thường cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ mà chúng ta cảm nhận được. Trong khi đó mặt đường chính là tác nhân đầu tiên ảnh hưởng tới tuổi thọ của lốp xe. Một số nghiên cứu cho thấy áp suất lốp thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ gặp tai nạn cao gấp 3 lần, đặc biệt là khi thời tiết có nhiệt độ quá cao.
Nếu để áp suất lốp quá non cũng làm tăng lực cản dẫn tới tổn hao công suất động cơ. Ngược lại khi áp suất lốp quá căng sẽ dễ bị nổ và trơn trượt khi xe di chuyển ở tốc độ cao.
Yên xe bị rách, rạn nứt
Nếu yên bị rách lâu ngày không xử lý sẽ khiến yên xe máy dễ dàng bị thấm nước khi ướt mưa. Ảnh: Sưu tầm.
Tác dụng nhiệt khi trời nắng nóng là nguyên nhân khiến cho lớp áo bọc của yên xe máy bị xuống cấp, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng yên bị bung chỉ hoặc bị rách.
Nếu yên bị rách lâu ngày không xử lý sẽ khiến yên xe máy dễ dàng bị thấm nước khi ướt mưa. Hệ lụy là mút đệm bên trong sẽ bị ướt theo, không chỉ gây ra tình trạng xẹp, lún cho yên xe mà còn khiến cho các bộ phận khác có tiếp xúc bị hư hỏng.
Dễ gây hư hỏng động cơ
Phải hoạt động trong thời tiết nắng nóng sẽ tạo nên gánh nặng cho động cơ. Động cơ vốn đã sinh nhiệt trong quá trình xe hoạt động, việc để xe ngoài trời nắng nóng góp phần làm cho động cơ quá tải nhiệt, gây nên hư hỏng cho các bộ phần từ vách máy đến các chi tiết quan trọng trong vận hành xe máy như trục khuỷu, piston,...
Không chỉ vậy, khi để xe tiếp xúc trực tiếp dưới trời nóng trong một thời gian dài, chiếc yên xe sẽ trở thành "miếng giữ nhiệt", do đó việc ngồi trực tiếp lên chiếc yên xe còn đang nóng sẽ khiến da bị nhiệt độ cao làm bỏng, rát.
Như Quỳnh (T/h)