Đặc biệt, đối với hệ thống các ngân hàng, đây cũng được xem như tình hình chung trong 9 tháng đầu năm bởi việc các ngân hàng đẩy mạnh phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ trong lúc này vô cùng khó khăn vì thị trường này đang trầm lắng.
Đơn cử như Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã CK: OCB), theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, tổng nợ xấu nội bảng của OCB tăng hơn 2 lần từ mức 1.350 tỷ đồng đầu năm lên 2.801,2 tỷ đồng vào cuối quý 3. Cụ thể, tính đến ngày 30/9/2022, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) hơn 523 tỷ đồng, tăng hơn 198 tỷ đồng so với đầu kỳ; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng hơn 577 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) hơn 1.699 tỷ đồng.
Theo thuyết minh từ OCB, dư nợ theo thời gian chủ yếu tập trung vào nợ dài hạn hơn 68.019 tỷ đồng, trong khi nợ ngắn hạn và trung hạn lần lượt ở mức 22.336 và 23.230 tỷ đồng. Được biết, do tình hình nợ xấu tăng mạnh, OCB đã trích lập gần 920 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng đầu năm, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, hoạt mua bán chứng khoán kinh doanh của Ngân hàng OCB cũng ghi nhận sự sụt giảm, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận cốt lõi của OCB.
Ngân hàng OCB: Nợ xấu gia tăng, kế hoạch phát hành hơn 7 nghìn tỷ trái phiếu quý 4.
Tuy nhiên, vẫn có một số điểm sáng trong bức tranh tài chính quý 3 của OCB, theo số liệu được công bố, tổng tài sản của OCB tính đến ngày 30/9/2022 ở mức hơn 193.150 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thu nhập lãi thuần ngân hàng OCB trong 9 tháng đầu năm đạt gần 5.121 tỷ đồng. Tính riêng 9 tháng đầu năm, OCB đạt lợi nhuận sau thuế ở mức hơn 2.118 tỷ đồng, trong đó quý 3/2022 đạt lợi nhuận sau thuế ở mức hơn 727 tỷ đồng. Phần lãi lũy kế 9 tháng đầu năm từ dịch vụ đạt hơn 626 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về khoản đạt hơn 65 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng thu được khoản lãi hơn 327 tỷ đồng.
Theo Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, trong bản công bố thông tin ngày 10/11, OCB cho biết đã ban hành nghị quyết thông qua việc chào bán và phát hành trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi trong quý 4/2022. Cụ thể, Hội đồng quản trị OCB chấp thuận chào bán và phát hành 7.700 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi.
Bên cạnh việc phát hành, OCB cũng tích cực mua lại các lô trái phiếu trước hạn để giảm thiểu rủi ro. Cụ thể, ngày 27/9, Ngân hàng OCB đã mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu riêng lẻ mã OCBL2124007. Tiếp tục đến ngày 28/9, ngân hàng này tiếp tục mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu mã OCBL2124008 có kỳ hạn 3 năm.
PV