Yale Medicine cho biết cứ 10 người thì có 1 người sẽ bị sỏi thận vào một thời điểm nào đó trong đời.
Theo tạp chí Urology, thực phẩm giàu oxalat như lạc, chocolate và khoai lang có thể gây sỏi thận canxi oxalat (loại sỏi thận phổ biến nhất) nếu bạn dùng nhiều. Ngoài ra, thực phẩm đậm đặc purin như thịt đỏ, nội tạng và động vật có vỏ dễ khiến nước tiểu có tính axit dẫn đến sỏi thận axit uric.
Tổ chức Thận Mỹ cho biết uống nước là biện pháp phòng ngừa tốt nhất chống lại sỏi thận, đặc biệt nếu bạn đổ mồ hôi nhiều. Cắt giảm thực phẩm có hàm lượng natri cao và protein từ động vật cũng ngăn ngừa sỏi thận canxi oxalat và sỏi thận axit uric.
Thêm vào đó, ăn nhiều trái cây và rau cũng khiến cho nước tiểu của bạn ít axit hơn. Việc chọn các loại trái cây có tác dụng cấp nước như dưa hấu là lựa chọn tốt.
Ngoài lợi ích cấp nước, dưa hấu còn cung cấp cho bạn 14% lượng vitamin C được khuyến nghị hằng ngày giúp cơ thể hấp thụ chất sắt và tạo ra collagen.
Theo VietNamNet, mặc dù sỏi thận canxi oxalat là phổ biến nhất nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải từ bỏ những thực phẩm giàu canxi như sữa hay sữa chua mà thực tế là ngược lại. Bạn nên tăng lượng canxi trong chế độ ăn uống đồng thời cắt giảm lượng muối dư thừa.
Bạn cũng không cần phải từ bỏ hoàn toàn những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao như chocolate. Thay vào đó, bạn hãy lập kế hoạch ăn uống phù hợp và chừng mực. Nếu bạn thèm chocolate hoặc những thực phẩm có hàm lượng oxalat cao khác, hãy kết hợp với thực phẩm giàu canxi. Khi đó, canxi và oxalat sẽ kết hợp trong hệ tiêu hóa trước khi tấn công thận của bạn.
Sỏi thận thường không được chú ý hoặc bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, đau dạ dày hoặc viêm ruột thừa. Bạn có thể nghĩ rằng cơn đau lưng dưới do bê vác vật nặng, tập thể dục nhưng thực tế lại do sỏi thận.
Bạn có thể không biết cho đến khi sỏi di chuyển sâu hơn vào hệ tiết niệu và cản trở dòng nước tiểu, khiến bạn cảm thấy đau từng cơn ở bụng hoặc gần cơ quan sinh sản.
Dưa hấu tuy tố cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được dưa hấu. Bài viết trên website Bệnh viện Hồng Ngọc chỉ ra những người trong trường hợp này không nên ăn dưa hấu:
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu có công dụng lợi tiểu, nếu người bị viêm loét miệng ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng, làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.
Dưa hấu chứa đường glucoza, đường mía, và đường fructoza do đó khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao.
Với người bình thường, cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và trong nước tiểu. Những với bệnh nhân tiêu đường thì hoàn toàn ngược lại, ăn nhiều dưa hấu khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, dẫn tới gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, nồng độ đường trong máu cao, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, ăn dưa lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
T.D (T/h)