Cỏ ngọt ngọt hơn đường ăn khoảng 200 đến 400 lần và là chất làm ngọt không chứa carbohydrate, calo hoặc thành phần nhân tạo. Người ta thường lấy lá cỏ ngọt để làm trà hoặc sử dụng trong nấu ăn.
Lợi ích sức khỏe của cỏ ngọt
Với lượng calo thấp, cỏ ngọt trở thành một lựa chọn thay thế lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường hoặc giảm cân. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe nổi bật của cỏ ngọt:
Ảnh minh họa.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Cỏ ngọt không chứa calo và carbohydrate cũng như không kích thích giải phóng insulin nên không làm tăng lượng đường trong máu sau khi sử dụng. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh này có thể sử dụng loại thảo mộc này một cách an toàn.
Kiểm soát cân nặng
Không chứa calo, cỏ ngọt có thể làm thỏa mãn khẩu vị ngọt của bạn mà không thêm bất kỳ cm nào vào vòng eo. Các hợp chất ngọt glycoside trong cỏ ngọt được bài tiết qua nước tiểu mà không được hấp thu hoặc chuyển hóa thành glucose.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Ảnh minh họa.
Khác với đường, có thể gây ra sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác, cỏ ngọt không những không gây ra các vấn đề răng miệng mà còn có thể có tác động tích cực đến sức khỏe răng miệng bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.
Chống oxy hóa
Cỏ ngọt chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại căng thẳng oxy hóa và gốc tự do. Bằng cách bổ sung cỏ ngọt vào chế độ ăn uống, bạn có thể tăng cường lượng chất chống oxy hóa và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Chống ung thư
Cỏ ngọt có chứa chứa các hợp chất có thể giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Chẳng hạn, cỏ ngọt có chứa nhiều sterol và hợp chất chống oxy hóa, bao gồm cả kaempferol. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kaempferol có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Ảnh minh họa.
Chống viêm
Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, và các rối loạn tự miễn. Cỏ ngọt đã được chứng minh có đặc tính chống viêm nhờ có chứa glycoside.
Ngoài ra, một hợp chất khác được tìm thấy trong cỏ ngọt, được gọi là rebaudioside A, đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn, nghĩa là nó có thể giúp chống lại vi khuẩn và vi rút có hại.
Tác dụng phụ của cỏ ngọt
Một số người có thể cảm thấy các tác dụng phụ sau khi uống cỏ ngọt như đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt, tê và đau cơ.
Ảnh minh họa.
Dị ứng: Cỏ ngọt có thể gây ra phản ứng dị ứng cho những người nhạy cảm với cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ và cúc tần.
Hạ đường huyết và hạ huyết áp: Liều lượng cao của lá cỏ ngọt (ngoài mục đích làm ngọt) có thể có tác dụng phụ hạ đường huyết. Do đó, những trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường cần thận trọng khi dùng.
Bên cạnh đó, liều lượng cao của lá cỏ ngọt còn có thể có tác dụng phụ hạ huyết áp khi dùng một lượng lớn. Chính vì vậy, cần thận trọng đối với những người đang dùng thuốc hạ huyết áp.
Nguyễn Linh (T/h)