Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Món ăn phổ biến, thường xuất hiện trên mâm cơm Việt nhưng lại cực hại thận

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Món ăn cực phổ biến, quen thuộc trên mâm cơm hàng ngày của mọi gia đình Việt lại được cảnh báo là cực kỳ nguy hiểm, âm thầm phá hủy thận.

Miến là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, thường xuất hiện trong các bữa sáng, bữa ăn nhẹ hay cả trong tiệc tùng như miến xào, miến nấu, miến gà. Với ưu điểm dễ chế biến, ít béo và dễ tiêu, miến thường được lựa chọn bởi người ăn kiêng hoặc người có chế độ ăn nhẹ nhàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng nên ăn miến thường xuyên

Người mắc bệnh thận

Miến dong chứa lượng kali tự nhiên tương đối cao. Với người bị suy thận hoặc cần kiểm soát kali trong chế độ ăn, việc ăn nhiều miến có thể làm rối loạn điện giải, ảnh hưởng xấu đến chức năng tim mạch và thận.

Miến dong chứa lượng kali tự nhiên tương đối cao.

Người bị tiểu đường

Miến, đặc biệt là miến làm từ tinh bột đậu xanh hoặc khoai lang, có chỉ số đường huyết (GI) khá cao. Điều này có nghĩa là ăn miến có thể làm tăng nhanh mức đường huyết sau bữa ăn. Đối với những người bị tiểu đường, việc duy trì mức đường huyết ổn định là rất quan trọng, do đó nên hạn chế ăn miến hoặc chọn loại miến có GI thấp và kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và protein để giảm tốc độ hấp thu đường.

Người có vấn đề về tiêu hóa

Miến có tính mát, dễ gây lạnh bụng nếu ăn khi đói hoặc ăn quá nhiều. Những người thường xuyên bị đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích hoặc dạ dày yếu nên cẩn trọng. Miến trương nở trong dạ dày có thể gây khó tiêu, nặng bụng, nhất là khi ăn vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn.

Người muốn giảm cân

Miến thường được coi là thực phẩm giàu tinh bột và ít chất xơ, khiến người ăn dễ cảm thấy đói nhanh sau bữa ăn. Đối với những người đang trong quá trình giảm cân, việc ăn miến có thể không giúp kiểm soát cơn đói tốt, dẫn đến việc ăn nhiều hơn. Thay vào đó, họ nên chọn thực phẩm giàu chất xơ và protein để cảm thấy no lâu hơn và kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.

Người có bệnh lý về dạ dày

Miến khi chế biến không đúng cách hoặc ăn quá nhiều có thể gây ra vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, khó tiêu hoặc cảm giác no lâu. Đặc biệt, những người bị viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn miến để tránh tình trạng này.

Trẻ nhỏ và người cao tuổi

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường hoạt động kém hiệu quả. Miến lại chứa ít chất xơ và protein, nếu không kết hợp đúng cách sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gây táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, một số loại miến công nghiệp còn có phụ gia, không phù hợp với nhóm đối tượng nhạy cảm này.

Miến khi chế biến không đúng cách hoặc ăn quá nhiều có thể gây ra vấn đề tiêu hóa.

Người dị ứng với các loại tinh bột

Một số người có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp với các loại tinh bột từ đậu xanh, khoai lang, khoai tây hoặc sắn. Những người này có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hoặc phản ứng dị ứng sau khi ăn miến. Nếu có dấu hiệu không dung nạp, nên ngừng ăn miến và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi ăn miến

Không nên ăn quá nhiều miến 

Miến được làm từ đậu xanh, khoai lang, dong riềng. Dù không chứa gluten và ít chất béo, miến thường có hàm lượng tinh bột cao. Ăn quá nhiều miến một lúc có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu, đặc biệt với người mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ kháng insulin.

Theo Healthline, tùy theo loại tinh bột sử dụng, miến có chỉ số đường huyết khác nhau nhưng không hề thấp - nghĩa là có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn 

Bởi vậy, bạn chỉ nên ăn lượng miến vừa phải, kết hợp với đạm (như thịt nạc, trứng, đậu phụ) và rau củ để làm chậm quá trình hấp thụ đường.

Không nên ăn miến nước để ngoài không khí quá 2 tiếng

Cũng như các món nước khác, miến nên được ăn ngay sau khi nấu. Nếu để ngoài không khí vài giờ, đặc biệt trong thời tiết nóng, nước dùng giàu đạm và chất béo dễ nhiễm khuẩn.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thực phẩm dễ hỏng không nên để ngoài quá 2 tiếng (hoặc 1 tiếng nếu nhiệt độ trên 32 độ C) để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn như Salmonella hay E. coli. Do đó, bạn nên ăn miến ngay sau khi nấu. Nếu cần bảo quản, hãy để riêng miến và nước dùng trong hộp kín, bảo quản lạnh.

Cũng như các món nước khác, miến nên được ăn ngay sau khi nấu.

Không nên hâm lại nhiều lần 

Một số người có thói quen nấu nồi miến lớn để ăn nhiều bữa nhưng việc hâm nhiều lần khiến một số chất dinh dưỡng (nhất là trong rau hoặc thịt) bị phân hủy, thậm chí hình thành chất có hại cho sức khỏe.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tổng quan về Khoa học Thực phẩm và An toàn Thực phẩm cho thấy việc hâm nóng nhiều lần các món chứa dầu có thể sinh ra các sản phẩm oxy hóa lipid - những chất liên quan đến viêm nhiễm và bệnh mạn tính. Mọi người chỉ nên hâm lại phần cần ăn, tránh đun sôi lại cả nồi nhiều lần.

Tin nổi bật