(ĐSPL) - Trung Quốc đang tiến hành “3 cuộc chiến" chính trị, một phần của một chiến lược đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong một bài viết cho tờ Washington Times ngày 26/3, nhà phân tích quốc phòng Mỹ Bill Gertz đã nhận định như trên.
|
Một tuần tra tàu Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. |
Trích dẫn một báo cáo đấu thầu quốc phòng dành cho Văn phòng đánh giá thực tế (Office of Net Assessment) của Lầu Năm Góc, nhà phân tích Gertz cho biết “ba cuộc chiến” của Bắc Kinh bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và chiến tranh pháp lý. Ba cuộc chiến này đại diện cho “công nghệ quân sự” phi đối xứng, thay thế cho xung đột liên quan đến vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.
Báo cáo 566 trang không được coi là tài liệu mật này cảnh báo rằng chính phủ và quân đội Mỹ hiện đang thiếu các công cụ hiệu quả để chống lại một cuộc chiến tranh chính trị của Trung Quốc.
Nhà phân tích Gertz nói rằng quân đội Trung Quốc đã thông qua "3 cuộc chiến” trong các cuộc tranh chấp khác nhau chống lại Mỹ - trong đó bao gồm cuộc đối đầu nguy hiểm giữa tàu chiến Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông; cuộc khủng hoảng va chạm máy bay năm 2001 trên không giữa một máy bay trinh sát EP-3E của Mỹ và một máy bay chiến đấu phản lực của Trung Quốc; thái độ gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc trong các tranh chấp hàng hải khác nhau ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Giáo sư Stefan Halper của Đại học Cambridge , người chỉ đạo công trình nghiên cứu nói trên, cho biết: "Ba cuộc chiến là một quá trình chiến đấu năng động ba chiều cấu thành chiến tranh bằng các phương tiện khác. Đó là vũ khí ưa thích của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Theo báo cáo nói trên, chiến tranh tâm lý bao gồm gây áp lực ngoại giao, tung tin đồn và sách nhiễu để "thể hiện sự không hài lòng, khẳng định bá quyền và truyền đạt các mối đe dọa”.
Liên quan đến chiến tranh truyền thông, mục tiêu của nó là nhằm làm suy yếu ý chí chiến đấu, làm thay đổi nhận thức của kẻ địch, hỗ trợ các mục tiêu chiến tranh tâm lý và pháp lý. Trong khi đó, chiến tranh pháp lý giúp quân đội Trung Quốc khai thác luật lệ để đạt được mục tiêu chính trị hay thương mại.