Không quảng cáo rầm rộ, không chạy theo số lượng bằng mọi giá nhưng kết quả kinh doanh 3 năm trở lại đây của Uniben khiến nhiều doanh nghiệp phải thèm muốn.
Từ tân binh trở thành “Số 1”
Nhà máy UNIBEN đặt tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên, được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu, xây dựng trên diện tích đất 6 ha, hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn B, với các dây chuyền sản xuất gần như tự động hóa hoàn toàn, được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản… chuyên sản xuất các sản phẩm mì, bún, cháo, phở ăn liền, hạt nêm, nước mắm. Nhà máy này nằm trong kế hoạch hiện đại hóa sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tích cực chuẩn bị cho AFTA, với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng của UNIBEN.
Khi hoạt động hết công suất, nhà máy có thể cung cấp trên 1,2 tỷ đơn vị sản phẩm mỗi năm, đảm bảo chất lượng ở mức cao để cung cấp cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Các thương hiệu chủ lực của UNIBEN là Reeva và 3 Miền, trong đó 3 Miền là thương hiệu mì gói số 1 Việt Nam hiện nay và hạt nêm 3 Miền hiện là hạt nêm duy nhất có bổ sung i-ốt tại Việt Nam.
Mì gói 3 Miền: Thương hiệu mì gói số 1 Việt Nam
Theo báo cáo mới nhất của Kantar Worldpanel (KWP) nghiên cứu trên phạm vi cả nước (trừ khu vực 4 thành phố lớn Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng), trong 6 tháng đầu năm 2017, UNIBEN tăng trưởng +1.5% về thị phần giá trị (đạt value share 23.1%) và tăng thêm +2% thị phần sản lượng (đạt volume share 27.4%).
UNIBEN đang tiếp tục dẫn đầu về thị phần sản lượng và đang cùng với Acecook là 2 công ty dẫn đầu về thị phần giá trị với chênh lêch chưa tới 2%.
Nhãn hiệu “3 Miền” tiếp tục gia tăng thị phần và tiếp tục là nhãn hiệu có thị phần dẫn đầu: đạt thị phần về giá trị value share 22.7% ( tăng +1.6%) , đạt thị phần về sản lượng vol share 27.1% ( tăng +1.9%).
Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của UNIBEN, báo cáo Brand Footprint 2017 của Kantar Worldpanel cũng đã công bố nhãn hiệu “3 Miền” lại tiếp tục nằm danh sách “Vietnam's top 10 most chosen brands by sector 2017”.
Báo cáo này cho biết “3 Miền” có mức tăng trưởng 17%, là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong số 10 nhãn hiệu dẫn đầu năm nay, và vì thế đã tiến thêm một bậc để trở thành nhãn hiệu thực phẩm số 2 ở hầu hết lãnh thổ Việt Nam (chỉ trừ 4 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng).
“3 Miền” có được kết quả này là nhờ đã thu hút được thêm hơn 1,5 triệu khách hàng mới và là nhãn hiệu đã thu hút được thêm nhiều khách hàng nhất trong năm qua.
“3 Miền” luôn trung thành và nhất quán với định hướng tạo ra các sản phẩm chất lượng “Đậm đà hương vị Việt”, thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và khách hàng để làm động lực cho sự phát triển. Trong thời gian qua, “3 Miền” tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, trên nền sản phẩm “chua cay” vốn được được người tiêu dùng ưa thích và đã nhận được những phản hồi rất tích cực như: mì Tôm chua cay đặc biệt, mì Lẩu nấm chua cay…
Hạt nêm 3 Miền: Bổ sung i-ốt
Trước tình trạng thiếu hụt i-ốt, nguyên nhân gây ra nhiều bện nguy hiểm, đang gia tăng trở lại tại Việt Nam, thực hiện nghị đinh 09/2016 NĐ-CP của chính phủ, nhãn hiệu “3 Miền” đã tiên phong trong việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học để bổ sung thành công i-ốt vào hạt nêm. Hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay, giúp món ăn thơm ngon hơn.
Sản phẩm hạt nêm bổ sung i-ốt “3 Miền” là ứng dụng của kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan là chủ nhiệm, với sự quan tâm sâu sắc của Sở Khoa học Công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM. Hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt được khuyến cáo tiêu thụ 10g/ngày/người, đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt và natri theo khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y Tế. Lượng hạt nêm 3 Miền bổ sung theo công thức này khuyến cáo tiêu thụ là 10g/ngày/người, đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt và natri khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y Tế trong việc phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt.
Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng i-ốt niệu có ý nghĩa phòng bệnh trên người sử dụng hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt (i-ốt niệu 24 giờ trung bình tăng lên 320,6 ± 42,3 mcg/24 giờ, cao hơn 2,3 lần so với sử dụng hạt nêm không i-ốt) và có sự gia tăng lượng i-ốt ăn vào (trung bình là 264 ± 126 mcg/ngày) so với khi sử dụng hạt nêm không bổ sung i-ốt (trung bình 95.6 ± 50.1 mcg/ngày). Món ăn vẫn được đảm bảo được trọn vẹn mùi vị thơm ngon.
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, bác sĩ Chuyên khoa 2, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, i-ốt là một loại vi chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày để giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cũng như trí tuệ. I-ốt là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp trạng, giúp phát triển não bộ và tăng trưởng thể chất của trẻ em, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Thiếu i-ốt ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ, làm giảm kết quả học tập, năng suất lao động, gây nhiều thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước.
Phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Trẻ sơ sinh bị thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và tử vong. Trẻ nhỏ nếu thiếu i-ốt làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng suy tuyến giáp, bướu cổ. Người lớn nếu thiếu i-ốt sẽ giảm khả năng tư duy, giảm sức lao động và gây bệnh bướu cổ.