Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹo hay giúp trẻ tránh xa các thiết bị điện tử

(DS&PL) -

Trẻ con nếu dành quá nhiều thời gian vào màn hình thiết bị điện tử thay vì vui chơi ngoài trời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm sinh lý.

Trẻ con nếu dành quá nhiều thời gian vào màn hình thiết bị điện tử thay vì vui chơi ngoài trời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm sinh lý. 

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc cho trẻ sử dụng các loại thiết bị điện tử để hỗ trợ học tập và vui chơi ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra là việc trẻ em dành quá nhiều thời gian để chăm chú vào màn hình của các thiết bị điện tử có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về cả sức khỏe và hành vi của trẻ.

Đứa trẻ có thiết bị công nghệ trong tay sẽ dán mắt vào đó. Thời gian tập trung nhìn vào một thiết bị quá nhiều khiến cho mắt mỏi mệt dẫn đến nhiễm các tật khúc xạ như cận thị là lý do rất phổ biến. Đứa trẻ cầm thiết bị trong tay thì sẽ ngồi yên một chỗ, không hoạt động gì. Vì thế, nó sẽ  trở nên chậm chạp, lờ đờ hơn. Tình trạng béo phì do ít hoạt động cũng khá phổ biến.

Việc lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (Ảnh: Internet)

Vậy nên, hình ảnh một cô hay cậu học trò nào đó béo ị, chân tay chậm chạp, mắt cận đeo kính rõ dày ục ịch trèo lên xe bố mẹ đã quá quen thuộc trong cuộc sống. Bên cạnh nhiều tác nhân thì công nghệ phát triển là 1 tác nhân quan trọng gây hình ảnh đáng sợ đó.

Các cha mẹ cần biết rằng bọn trẻ cần được chăm sóc và giáo dục hàng ngày hàng giờ. Việc chúng bị bỏ mặc với thiết bị thực sự có phải chúng đang vô cùng cô đơn không? Đứa trẻ cần bố mẹ chứ đâu cần máy tính, điện thoại. Khi nó đã phải chia sẻ thời gian của nó với máy móc nghĩa là đứa trẻ cực kì cô đơn và đáng thương.

Dưới đây là những mẹo đơn giản để bọn trẻ tránh xa thiết bị công nghệ mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện:

1. Không tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị

Kể từ khi con còn nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không cho con tiếp xúc với thiết bị. Khi chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.

2. Làm tấm gương cho con

Trẻ em luôn có xu hướng quan sát hành động của mọi người xung quanh và bắt chước theo những hành động đó. Vì vậy khi con ở bên, bạn nên giới hạn thời gian sử dụng các loại thiết bị như smartphone vì điều đó có thể trở thành một tấm gương xấu cho trẻ. Hãy đặt điện thoại xuống và dành thời gian giao tiếp trực tiếp bằng mắt với con của bạn để cho bé biết rằng sự hiện diện của bé quan trọng hơn bất kỳ thiết bị nào.

3. Cấm con tuyệt đối không được động vào máy tính và điện thoại (tài sản riêng) của bố mẹ

Điều này vừa giúp con biết cần tôn trọng và không động chạm vào đồ vật của người khác, vừa làm con tránh xa thiết bị điện tử.

4. Tập cho con chơi các trò chơi của con

Tập cho con chơi các trò chơi phù hợp lứa tuổi của con (Ảnh: Internet)

Lựa chọn và định hướng cho con trẻ chơi các đồ chơi của con như đồ chơi xếp hình, vẽ tranh, sưu tầm các vật phẩm thú vị như sưu tầm tem thư, sưu tầm lá cây….thay vì chơi các thiết bị điện tử. Con có nhiều mối quan tâm thì thiết bị cũng ít ảnh hưởng đến con.

5. Cho con tham gia thể thao

Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo. Đứa trẻ có nhiều mối quan tâm sẽ ít bị các thiết bị gây ảnh hưởng.

6. Cho con chơi với các nhóm bạn, các nhóm hoạt động tập thể.

7. Dạy con các kĩ năng sống và cho con tham gia giúp đỡ việc nhà cùng gia đình

8. Dành thời gian để chia sẻ và tâm sự nhiều với con

Cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe những tâm sự của con (Ảnh: Internet)

Con càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn. Dĩ nhiên, đừng có chỉ khoe thành tích nhé, nếu cha mẹ có khuyết điểm gì cũng nên nói với con để con hiểu và rút kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp con thấy cha mẹ gần gũi hơn và tình cảm gia đình gắn bó hơn.

9. Lập thời gian biểu hoạt động của con thật kĩ càng

Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống, không có việc gì. Bù đắp những khoảng thời gian đó bằng các hoạt động.

10. Giải thích cho con thấy những tác động của việc nghiện thiết bị

Có thể cho con đọc những bài viết của những bạn bị rối loạn tâm thần do nghiên game, những bài viết các bạn bị đột tử khi chơi game quá độ. Những thông tin này sẽ khiến con giật mình và tránh xa thiết bị. Như vậy, để con tránh xa thiết bị điện tử, cha mẹ sẽ vất vả hơn rất nhiều. Con phải có lịch trình làm việc dày đặc và phải hiểu rõ mọi thứ. Lúc ấy thì dù xung quanh có ảnh hưởng thế nào, bọn trẻ cũng sẽ hiểu và giảm thiểu thời gian ở gần thiết bị. 

Thanh Hoa (t/h)

Tin nổi bật