(ĐSPL) - Bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có “cơ may” thoát được móc túi.
Càng cố đổ đầy, tiền trả càng nhiều so với mức xăng thực đổ
Thông tin trên báo VTC News, một nhân viên kỹ thuật ô tô cho biết, trường hợp khách hàng không đổ theo một số tiền nhất định mà đổ đầy bình thì vẫn có khả năng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với số xăng thực được đổ.
Nhân viên này nói rõ: "Với cơ chế "cò" bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm (khi đó khách hàng sẽ nghe thấy tiếng ngắt rất lớn của cò vòi).
Khi xăng đã tới ngưỡng này, nếu cố bơm thêm cho đầy bình xăng thì lúc đó, trước khi rút vòi bơm ra, xăng sẽ bị hút lại một lượng nhất định chảy ngược lại vào trong bể chứa.
Khi xăng đã tới ngưỡng này, nếu cố bơm thêm cho đầy bình xăng thì lúc đó, trước khi rút vòi bơm ra, xăng sẽ bị hút lại một lượng nhất định chảy ngược lại vào trong bể chứa.
Điều này có thể dễ hiểu bởi hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển".
Do đó, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị. Chưa kể, trong trường hợp này, dù bình xăng đã đầy nhưng khách vẫn yêu cầu bơm thêm đến 2 lần, đến khi sờ tay vào thấy đầy bình mới thôi.
Như vậy cố đổ đầy nhiều lần hơn thì lượng xăng bị hút lại càng nhiều hơn so với việc chỉ cố đổ đầy 1 lần. Vì vậy có khả năng lượng xăng cộng lại trên cây là 56 lít, nhưng lượng xăng thực vào bình lại không được tới con số này.
"Ngoài ra, khi xăng đổ vào bình sẽ có thêm hơi nước và hơi xăng vào theo. Khi đó hệ thống thu hồi sẽ bị hút ngược lại lượng khí này từ vòi bơm vào lại trong bể chứa, nhằm tránh thất thoát ra ngoài môi trường, kéo theo việc nhiều khả năng xăng theo đường này cũng sẽ bị hút ngược vào theo. Tuy nhiên lượng này là không đáng kể", nhân viên này cho biết thêm.
Bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… |
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi đổ xăng để chủ xe ít bị thiệt nhất:
Chọn thời điểm đổ xăng
Xăng giãn nở hay co lại tùy vào nhiệt độ. Buổi sáng tiết trời mát hơn, trong suốt một đêm xăng co lại, giảm thể tích, vì thế, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 lít xăng nhưng có thể ta chỉ nhận được từ 9,1 – 9,3 lít, phần còn lại chỉ là hơi xăng.
Bạn cũng không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng. Lúc xe bồn đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp suất trong bồn chứa xăng của trạm xăng làm xăng giãn nở ra. Khi đó, ta lại phải mua một tỷ lệ khí xăng, hơi xăng.
Mua xăng theo dung tích
Thông thường chúng ta hay mua xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi gian lận, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.
Để tránh tình trạng này, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có “cơ may” thoát được móc túi.
Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, bạn chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.
Cách đổ xăng
Nên bấm cho xăng chảy từ từ vào bình. Khi dòng chảy của xăng vào bình nhanh, mạnh, xăng giãn nở nhiều hơn. Vì vậy, nên đổ xăng để dòng xăng chầm chậm chảy vào bình.
Đổ xăng khi còn 1/2 bình. Nếu để cho bình xăng thật cạn, thì khi đổ xăng, dòng xăng chảy xuống sẽ gặp áp suất lớn hơn, làm cho xăng giãn nở thể tích. Khi xăng còn 1/2 thì khoảng cách từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp suất trong bình xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình.
Nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hay xe tải ghé vào
Những lái xe taxi hay xe tải là những người thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu hơn chúng ta. Họ là những người đi đầu trong việc tìm kiếm các cây xăng tốt, bởi vì nếu bị gian lận thì số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng trăm nghìn mỗi lần mua. Hãy chú ý quan sát hoặc tham khảo ý kiến các bác tài nếu quen biết.
Không mua xăng khi có hai người cùng thao tác
Khi bạn nhận thấy một cột bơm xăng có tới 2 người cùng thao tác: 1 người bơm và một người bấm số, thì có tới 95\% khả năng cây xăng có gian lận. Nhân viên có thể viện lý do rằng vì quá đông khách nên cần 2 người làm cho nhanh, nhưng thực tế có thể, họ đang móc túi khách hàng trắng trợn.
Yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về “0″ trước khi bơm
Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bán xăng cho bạn. Việc này dù vô tình hay cố ý thì người chịu thiệt sẽ là bạn, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.
Quan sát kỹ khi mua xăng
Thứ nhất, bạn có thể phát hiện được những biểu hiện bất minh của nhân viên trạm xăng. Thứ hai, bạn biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không. Một số cây xăng có “mánh” kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ, bạn cũng nên lưu ý.
Nếu phát hiện gian lận, dù không có bằng chứng cụ thể thì bạn cũng sẽ biết đường mà tránh cây xăng đó trong những lần mua xăng sau này. Ngoài ra có thể khuyến cáo người thân và bạn bè giúp họ không bị móc túi.
Ngọc Anh (Tổng hợp)