Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Trà Vinh đang điều tra một nhóm người lừa đảo chiếm đoạt 838 triệu đồng của chị T.Y.N (29 tuổi ) thông qua điện thoại.
Nữ cán bộ bị lừa đảo hơn 800 triệu qua điện thoại. Ảnh minh họa |
Hôm 19/10, chị N.(nữ cán bộ làm việc tại Trà Vinh) đến cảnh sát trình báo bị nhóm người xưng là cán bộ công tác tại các cơ quan tố tụng ở TP.HCM lừa đảo.
Theo trình báo của chị N., ngày 17/10, chị đang ở cơ quan làm việc thì có một phụ nữ gọi vào máy bàn nói rằng có đơn tố cáo về hành vi sai phạm của một người trong cơ quan.
Chị N. làm theo hướng dẫn, bấm phím số 9 để gặp cán bộ văn thư TAND TP Hồ Chí Minh. Qua điện thoại, một giọng nam cho biết, thông tin cá nhân của chị được dùng mở tài khoản ATM tại TP Hồ Chí Minh và đang nợ số tiền 28 triệu đồng. Phía ngân hàng đã gửi đơn tố cáo đến tòa án.
Chị N. khẳng định chưa từng mở tài khoản tại TP.HCM thì người này nói, chuyển vụ việc sang công an.
Sau đó, một thanh niên khác gọi cho chị N., xưng là cán bộ Công an TP.HCM. Người này thông báo chị có đơn tố cáo và đang điều tra đường dây mua bán ma túy tại Trà Vinh. Vụ việc có liên quan đến một số cán bộ cấp cao và chị Hồng được yêu cầu phải giữ bí mật tuyệt đối.
Tiếp theo, người này gửi qua điện thoại lệnh bắt tạm giam cho chị N. rồi yêu cầu chị mua tai nghe không dây và thuê một phòng trọ để nói chuyện nhằm giữ bí mật.
Lo sợ, nên chị N. đã làm theo. Sau khi thuê phòng trọ xong, chị N. liên tục nhận điện thoại của một số người tự xưng tên Văn, cán bộ tòa án; Thiếu úy Phạm Tuấn Anh, cán bộ Công an TP Hồ Chí Minh và Phạm Văn Nam, cán bộ Viện KSND TP Hồ Chí Minh.
Qua điện thoại, những người này yêu cầu chị N. chuyển 790 triệu đồng vào tài khoản do họ cung cấp, đồng thời cho biết, số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi xác minh xong sự việc. Tin tưởng, chị N. ra ngân hàng chuyển tiền.
Chuyển tiền xong, chị N. chụp hình phiếu chuyển và gởi qua mạng xã hội cho bọn chúng. Nhận tiền xong, những người này nhắn tin cho chị N. sẽ xác minh sự trong sạch của chị và chuyển trả lại tiền và thanh toán các chi phí liên quan.
Ngày 18/10, người xưng là Phạm Văn Nam nhắn tin yêu cầu chị N. tiếp tục chuyển 100 triệu đồng vào số tài khoản của người thụ lý hồ sơ bên tòa án. Khi đó, chị N. nói chỉ còn 48 triệu đồng và không đủ khả năng chuyển số tiền trên. Người này trả lời sẽ bảo lãnh số tiền còn lại và yêu cầu chị chuyển gấp 48 triệu đồng.
Sau đó, người này nhắn cho chị N., ngày 22/10 lên TP.HCM để giải quyết vụ việc. Lo sợ, chị N. xin cho chồng mình đi cùng. Lúc đó, đối tượng yêu cầu chị đưa điện thoại cho chồng và nói: “Vợ anh bị lừa rồi”.
Chị N. nhiều lần gọi lại số điện mà những đã liên lạc nhưng đều không được. Chị ra ngân hàng yêu cầu hủy giao dịch số tiền 48 triệu đồng vừa chuyển thì được thông báo, số tiền này đã được chuyển sang tài khoản khác ngay khi giao dịch vừa kết thúc.
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, thủ đoạn lừa đảo như trên cơ quan Công an đã nhiều lần tuyên truyền người dân cảnh giác, nhưng một số nạn nhân nhẹ dọa, bị bọn chúng dựng lên màn kịch lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Số tiền nạn nhân chuyển vào tài khoản cho các đối tượng, nhanh chóng được chuyển sang nhiều tài khoản khác để làm mất dấu dòng tiền rồi rút, chiếm đoạt.
Sau đó, người này nhắn cho chị N., ngày 22/10 lên TP.HCM để giải quyết vụ việc. Lo sợ, chị N. gọi lại cho đối tượng để xin cho chồng mình đi cùng. Nghe điện thoại, đối tượng yêu cầu chị đưa điện thoại cho chồng và nói: “Vợ anh bị lừa rồi”. Nói xong, người này cúp máy. Khi đó, chị N. gọi vào các số điện thoại của những người đã gọi cho mình thì đều nghe “tò tí te”.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)