Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mang bình mẻ "thử vận may", người phụ nữ “sốc nặng” khi biết mình sở hữu kho báu

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Các chuyên gia thẩm định sau khi được “diện kiến” chiếc bình nước cũ đều quả quyết rằng chiếc bình mẻ này không phải ai muốn có cũng được.

Trong một chương trình thẩm định bảo vật ở Trung Quốc, một người phụ nữ đã mang đến một vật trông giống như một chiếc bình gốm men xanh đã bị sứt mẻ. Điều đặc biệt là bên trong chiếc bình còn có một vật giống như ống hút làm bằng gốm. Người phụ nữ đặt câu hỏi cho các chuyên gia giám định và khán giả, liệu có ai biết chiếc bình gốm này là gì không.

Ban đầu, hầu hết mọi người trong chương trình đều tỏ ra chế giễu, cho rằng đó chỉ là một mảnh gốm cũ, không có giá trị. Họ nhận định như vậy vì vẻ ngoài của nó không có gì đặc biệt, và cũng không ai hình dung ra công dụng của chiếc bình sứt mẻ này.

Minh họa công dụng của chiếc bình. Ảnh: Sina

Khán giả trong trường quay đều lắc đầu, không ai biết chiếc bình gốm có cắm ống hút đó là vật gì. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và kiến thức nhiều năm, chuyên gia thẩm định chỉ vừa nhìn đã nhận ra công dụng của nó.

Vị chuyên gia cẩn thận nhận chiếc bình từ tay người phụ nữ, quan sát kỹ lưỡng một lúc rồi giải thích: “Có lẽ rất nhiều người sẽ không biết chiếc bình này dùng để làm gì, nhưng thực chất đây là một dụng cụ được sử dụng trong thư pháp thời xưa.”

Sau khi giải thích, chuyên gia đã yêu cầu mang đến một ly nước và đổ trực tiếp vào chiếc bình sứt mẻ. Hành động này khiến tất cả mọi người đều sững sờ, ngay cả chủ nhân của chiếc bình cũng không biết nó có từ bao giờ và dùng để làm gì.

Đồ gốm sứ cổ luôn được người Trung Quốc coi trọng như báu vật. Việc bảo quản không đúng cách có thể gây hư hỏng, khiến việc định giá trở nên khó khăn. Thậm chí, lớp bụi phủ trên bề mặt đồ gốm sứ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá giá trị của chúng.

Sự tò mò bao trùm khán giả khi chuyên gia đổ nước vào bình gốm. Không để mọi người phải chờ đợi lâu, sau khi đổ nước, chuyên gia đã dùng tay bịt một đầu của chiếc ống hút. Sau đó, ông nghiêng chiếc bình và thả ngón tay đang bịt ở lỗ nhỏ, nước bắt đầu nhỏ giọt xuống.

Chuyên gia giải thích rằng đây là một loại nghiên mực, một công cụ dùng để mài mực và tự động nhỏ mực thời cổ đại. Đây là loại nghiên mực xuất hiện lần đầu vào thời nhà Tống, hoạt động dựa trên nguyên lý xi-phông (nguyên lý cho phép chất lỏng chảy lên cao hơn bề mặt bình chứa mà không cần bơm hay tác động lực).

Sau đó, chuyên gia đã trình bày về lịch sử phát triển của loại nghiên mực này, điểm qua những thay đổi về kiểu dáng qua các thời kỳ Tống, Thanh. Khán giả chăm chú lắng nghe những lời giải thích của chuyên gia, nhưng người phụ nữ sở hữu nghiên mực dường như không mấy quan tâm.

Điều cô thực sự quan tâm là giá trị của nó. Cuối cùng, mọi người đều hiểu rằng mục đích chính của người phụ nữ là xác thực và định giá chiếc nghiên mực. Chuyên gia cho biết trước đây đã có những ghi chép về các cuộc đấu giá nghiên mực tương tự với mức giá lên đến 250.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 875 triệu đồng). Tuy nhiên, những chiếc nghiên đó không có màu sắc thuần khiết như chiếc nghiên của người phụ nữ này.

Vì vậy, chuyên gia đã định giá chiếc nghiên của người phụ nữ có thể lên đến 300.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 1 tỷ đồng). Đây quả là một con số không hề nhỏ! Sau khi chương trình được phát sóng, nhiều khán giả Trung Quốc đã hài hước bình luận rằng mọi người nên kiểm tra lại những chiếc bình vỡ trong nhà, biết đâu chúng lại là những món đồ cổ có giá trị cao ngất ngưởng!.

Tin nổi bật