Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lên núi tìm cừu lạc, lão nông phát hiện “kho báu” đắt giá

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Khi tìm kiếm những con cừu đi lạc, một ông lão đã phát hiện ra những đồng xu cổ có niên đại từ thời Bắc Tống trên núi Đại Tiền.

Ông Ngụy, người mưu sinh bằng nghề chăn cừu và bán lông cừu ở vùng đồng bằng đông bắc Trung Quốc, vào một ngày nọ khi đang lùa đàn cừu về chuồng thì phát hiện thiếu mất một con.

Vì gần đây không có dấu hiệu thú dữ tấn công đàn cừu, ông cho rằng có lẽ con cừu ham ăn nên đã chạy lạc khá xa. Tuy nhiên, sau khi tìm kiếm khắp các đồng cỏ xung quanh mà vẫn không thấy bóng dáng con cừu đâu, ông Ngụy buộc phải mở rộng phạm vi tìm kiếm ra xa hơn.

Càng đi sâu, địa hình càng trở nên hiểm trở. Cuối cùng, ông Ngụy nhìn thấy bóng dáng con cừu trên một con dốc đất hoàng thổ phía trước. Nơi này khác hẳn với những đồng cỏ bằng phẳng bên ngoài, khiến ông không khỏi kinh ngạc. Địa hình gồ ghề với đầy khe núi và những ngọn đồi đất hoàng thổ uốn lượn. Điều đáng nói là ông chưa từng đặt chân đến vùng đất này bao giờ.

Ông Ngụy cẩn trọng men theo các khe núi để đến chỗ con cừu. Đúng lúc đó, một vật màu xanh lục lam bắt mắt lọt vào tầm nhìn của ông. Cúi xuống nhặt lên xem xét kỹ càng, ông nhận ra đó là một đồng xu cổ. Vô cùng mừng rỡ vì không ngờ chuyến chăn cừu lại mang về một món đồ cổ, ông Ngụy liền tiếp tục tìm kiếm xung quanh lớp đất.

Thay vì những đồng xu cổ, thứ mà ông Ngụy đào được dưới lớp đất lại là vô số những bộ xương trắng dày đặc, khiến ông kinh hãi, vội vàng xua đàn cừu quay trở về.

Theo các chuyên gia núi Đại Tiền từng là đồng bằng, kinh đô của một vương quốc. Ảnh: VTC News

Sự bí ẩn của ngọn núi ám ảnh ông suốt đêm, khiến ông trằn trọc không sao chợp mắt. Sáng sớm hôm sau, ông liền đi hỏi thăm những người dân trong vùng. Họ cho biết ngọn núi đó có tên là Đại Tiền và gắn liền với một truyền thuyết kỳ bí.

Tương truyền, xưa kia nơi đây không phải là núi mà là một vùng đồng bằng trù phú, nơi tọa lạc kinh đô của một vương quốc. Vị vua tiền triều là một người tài giỏi, trị quốc an dân, nhưng từ khi Thái tử lên ngôi kế vị, đất nước dần suy tàn. Thái tử có một sở thích kỳ quái là triệu người vào cung để cạo đầu cho mình, và tất cả những người đó sau khi vào cung đều biến mất một cách bí ẩn.

Một chàng trai trẻ tên Đại Bố Tô không may bị chọn vào cung để phục dịch việc này. Trước khi con trai lên đường, mẹ anh đã cẩn thận nướng hai chiếc bánh mì với sữa và dặn dò anh phải ăn chúng ngay sau khi cạo đầu cho Thái tử.

Bí mật kinh hoàng của Thái tử hóa ra là anh ta có một cái "đầu lừa". Bất cứ ai nhìn thấy điều này đều bị bắt giữ. Sau khi hoàn thành việc cạo đầu, Đại Bố Tô nhớ lời mẹ dặn, nhanh chóng né sang một bên và ăn bánh mì. Điều bất ngờ là Thái tử tỏ ra rất thân thiện, hỏi anh đang ăn gì mà thơm ngon vậy và ngỏ ý muốn ăn thử. Đại Bố Tô lấy hết can đảm từ chối và thuật lại lời dặn của mẹ mình.

Cảm động trước sự thật thà và lòng dũng cảm của Đại Bố Tô, Thái tử đã quyết định tha cho anh và nhiều lần dặn dò anh phải giữ kín bí mật này. Đại Bố Tô vâng lời, nhưng khi trở về nhà, vì quá vui mừng, anh đã vô tình tiết lộ bí mật về chiếc "đầu lừa" của Thái tử. Ngay lập tức, mây đen kéo đến bao phủ bầu trời, đất rung núi chuyển, toàn bộ cung điện sụp đổ tan tành.

Ngoài truyền thuyết này, ông Ngụy còn nghe người ta kể rằng dưới núi Đại Tiền còn ẩn chứa một kho báu khổng lồ, nhưng xung quanh nó được giăng mắc vô số cạm bẫy hiểm độc, khiến người thường không thể tiếp cận.

Tin tức về việc ông Ngụy tìm thấy vật cổ ở núi Đại Tiền nhanh chóng lan rộng, thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học.

Bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của kho báu ở núi Đại Tiền chính là những đồng xu mà ông Ngụy tìm thấy. Theo giám định của các chuyên gia, những đồng xu này được đúc vào thời Bắc Tống, cách đây gần một nghìn năm. Điều kỳ lạ là vào thời Bắc Tống, khu vực núi Đại Tiền không thuộc lãnh thổ của nhà Tống mà lại nằm trong phạm vi kiểm soát của nhà Liêu và nhà Kim.

Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng trong thời gian tồn tại, nhà Bắc Tống liên tục xảy ra xung đột với nhà Liêu và nhà Kim. Do lực lượng suy yếu, Bắc Tống buộc phải cống nạp để duy trì hòa bình.

Sau khi tiến hành khảo sát địa chất, các chuyên gia đưa ra kết luận rằng núi Đại Tiền rất có thể từng là một vùng đồng bằng. Do biến động địa chất, cụ thể là hiện tượng sụt lún, địa hình nơi đây mới trở nên gồ ghề, không bằng phẳng như ngày nay. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết của mạch nước ngầm. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, lớp đất ẩm ướt xung quanh đã tự động bịt kín nguồn nước này.

Cuối cùng, bí ẩn về núi Đại Tiền đã được giải mã. Địa hình kỳ dị của ngọn núi là kết quả của quá trình xói mòn do nước mưa qua hàng nghìn năm, còn dấu tích của quốc gia từng tồn tại ở nơi đây đã bị vùi lấp hoàn toàn do hiện tượng sụt lún đất.

Trường hợp tìm thấy cổ vật không hiếm ở Trung Quốc, trước đó, một lão nông cũng có may mắn tương tự. 

Được biết, ông Trương - một người lão nông ở thôn Hướng Dương thuộc thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc  khi đang lên núi săn thỏ kiểm tiền trang trải cuộc sống thì bất ngờ thấy vật thể lạ dưới đất.

Chúng có hình tam giác nhọn, nhìn qua khá giống những mũi dao.

Khi ông bới chúng ra, phát hiện tất cả đều đã gỉ sét và có vẻ như được chôn dưới đất từ khá lâu. Những thứ lạ hình tam giác này không phải những con dao mà là những đầu mũi tên. Thấy vậy, ông Trương vội gói tất cả đem về nhà.

Sau đó, ông đem những mũi tên này đến khu buôn bán đồ cổ trong thành phố nhờ kiểm định. Người chủ tiệm đồ cổ cũng là tay sành sỏi trong nghề. Sau khi kiểm tra kỹ càng, người này cho biết những đầu mũi tên mà ông Trương tìm thấy có niên đại từ thời nhà Tần, giá trị rất cao.

Điểm đặc biệt của những món vũ khí thời nhà Tần là chúng hầu hết được làm bằng đồng. Tuy nhiên, những thứ này sau khi bị oxy hóa không hóa màu xanh mà thiên về màu xám.

Ngoài ra, những món đồ như kiếm, rìu… thời nhà Tần từng được tìm thấy trước đó đều vẫn còn sắc bén dù trải qua hàng nghìn năm.

Theo các nhà khoa học, những người thợ rèn thời Tần đã pha trộn nhiều loại kim loại khác nhau nên vũ khí thời đó có độ bén và khả năng bảo quản rất tốt.

Những đầu mũi tên mà lão Trương tìm thấy không chỉ có giá bán cao mà chúng còn mang lại giá trị lịch sử rất lớn cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, ông Trương đã bán những đầu mũi tên này cho tiệm đồ cổ với giá lên tới hàng tỷ đồng.

Tin nổi bật