Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Malaysia treo cổ tội phạm bị kết án tử hình

(DS&PL) -

Luật Hình sự Malaysia quy định án tử hình được thực hiện bằng cách treo cổ, trừ một số rất ít những trường hợp ngoại lệ.

Luật Hình sự Malaysia quy định án tử hình được thực hiện bằng cách treo cổ, trừ một số rất ít những trường hợp ngoại lệ.

Theo quy định của Luật Hình sự Malaysia, tử hình là hình thức trừng phạt đối với các đối tượng phạm phải một trong số các tội sau đây: giết người, buôn bán ma túy, phản quốc và phát động cuộc chiến chống lại Nhà vua.

Dân Trí đưa tin, gần đây, phạm vi dành cho án phạt tử hình tiếp tục mở rộng sang các hành vi liên quan đến khủng bố hoặc tài trợ khủng bố, hiếp dâm gây chết người và hiếp dâm trẻ em. Theo luật bổ sung năm 1961, tội bắt cóc cũng có thể đối mặt với 2 mức án tử hình hoặc tù chung thân, thay vì phạt roi như trước đây.

Hai nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah rời khỏi phiên tòa xét xử tại Malaysia hôm 1/3 - Ảnh: Reuters.

Luật Malaysia không cho phép người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ án tử hình. Ngoài ra, Malaysia cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ mà bị cáo bị kết tội giết người có thể không phải đối mặt với án tử hình, gồm phụ nữ có thai và trẻ em ở thời điểm kết tội. Chỉ tính riêng từ năm 1970-2001, các cơ quan hành pháp của Malaysia đã tử hình tổng cộng 359 tội phạm.

Điều 302 Luật Hình sự Malaysia quy định: “Bất kỳ ai phạm tội giết người đều phải nhận án tử hình”, áp dụng với mọi tội phạm trên toàn lãnh thổ Malaysia, cả công dân Malaysia lẫn người nước ngoài. Ngoài ra, theo Điều 281 của bộ luật trên, án tử hình được thực hiện bằng hình thức treo cổ.

Hệ thống tòa án của Malaysia chia thành 4 cấp, gồm: tòa sơ thẩm (Subordinate Court), tòa thượng thẩm (High Court), tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và tòa tối cao liên bang (Federal Court). Trong hệ thống này, chỉ các tòa thượng thẩm mới có quyền tuyên án tử hình đối với các bị cáo. Còn trong trường hợp có kháng cáo, vụ việc sẽ được chuyển tiếp lên tòa phúc thẩm và tòa tối cao liên bang.

Cũng theo quy định của luật, biện pháp cuối cùng để các bị cáo có thể thoát án tử hình là xin khoan hồng. Người có thẩm quyền ban lệnh khoan hồng là người đứng đầu ở mỗi bang nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc Nhà vua nếu hành vi phạm tội xảy ra tại 3 khu vực được quy định là Vùng lãnh thổ liên bang Malaysia gồm Kuala Lumpur, Putrajaya và Labuan.

Ngoài ra, nếu bị cáo có liên quan đến các thành viên thuộc lực lượng vũ trang thì cũng có thể được xem xét ân xá miễn tội chết.

Liên quan tới vụ sát hại một công dân Triều Tiên được cho là ông Kim Jong-nam tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2, tòa sơ thẩm bang Selangor của Malaysia ngày 1/3 đã thông báo cáo trạng đối với 2 nữ nghi phạm mang quốc tịch Việt Nam và Indonesia liên quan đến vụ việc này. Theo bản cáo trạng, 2 nữ nghi phạm bị buộc tội mưu sát và nếu bị kết tội họ có thể đối với án phạt cao nhất là tử hình.

Theo Vnexpress, sứ quán Indonesia chỉ định một đội ngũ luật sư đại diện cho nữ nghi phạm Siti Aisyah, người bị buộc tội mưu sát công dân Triều Tiên.

"Tất cả người dân Indonesia sẽ luôn ở bên cô ấy, và để tôn trọng luật pháp địa phương (Malaysia) 5 luật sư đã được chỉ định để đại diện cho cô ấy", Phó đại sứ Indonesia tại Malaysia, Andreano Erwin, người có mặt tại tòa án ngày hôm qua, nói.

Andreano cho biết ông đã khuyên Siti Aisyah chăm sóc sức khỏe của mình vì ông dự đoán vụ việc sẽ mất thời gian dài để xử lý, theo Bernama.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật