Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lưu ý những hành vi dễ sẽ bị xử phạt trong dịp Tết nguyên đán

(DS&PL) -

Tết Nguyên đán được xem là kì nghỉ dài trong năm. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau một năm dài làm việc, quây quần cùng nhau chén chú chén anh. Tuy nhiên, đây cũng là dịp dễ bùng phát các hành vi vi phạm pháp luật nhất.

Tự ý tăng giá dịch vụ, hàng hóa

Mỗi năm, cứ vào dịp Tết là các cơ sở sản xuất, kinh doanh lại được dịp tăng giá hàng hóa, sản phẩm như vé xe, thức ăn, rau củ, bánh kẹo, quần áo,… thậm chí có những mặt hàng tăng giá gấp 2, 3 lần so với bình thường gây nhiều phẫn nộ cho người dân.

Tăng giá dịch vụ, hàng hóa bất hợp lý có thể bị xử phạt.

Tại Điều 13 Nghị định 109/2013 quy định có thể xử phạt đối với các cơ sở cung cấp, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nếu có hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, cụ thể:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau: Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

Tùy theo hành vi vi phạm tặng giá hàng hóa, dịch vụ, người vi phạm có thể bị xử phạt mức cao nhất lên tới 60.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

Đánh bài tiến lên, cá cược ăn thua

Đánh bài tiến lên, cá cược ăn thua có thể bị xử phạt.

Khoản 2, Điều 28, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người nào thực hiện một trong những hành vi: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật.

Sử dụng pháo nổ, công cụ hỗ trợ trái phép

khoản 1, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Cụ thể: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Vì vậy, theo các quy định trên thì vào dịp Tết, người dân được phép mua và đốt các loại pháo hoa chỉ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây tiếng nổ, hay còn gọi chung là pháo hoa “không nổ”. Đối với loại "pháo hoa nổ" (là loại phát ra tiếng nổ) thì phải do cơ quan chức năng tổ chức sử dụng vào các dịp lễ lớn hoặc dịp Tết theo kế hoạch của Nhà nước. Nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân tự ý sản xuất, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ và pháo hoa nổ.

Việc người dân mua các loại không nổ để sử dụng cũng phải mua ở các địa điểm, cơ sở do nhà nước quy định. Theo đó, khoản 2, Điều 17, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Do vậy, tại khoản 3, Điều 11, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với người nào thực hiện một trong những hành vi: Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu…

Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người sử dụng pháo hoa nổ trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt nặng nhất của tội này là phạt tù từ 2-7 năm tù.

Vi phạm giao thông do rượu, bia

Theo khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

"6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

...

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở".

Gây mất trật tự công cộng

Khoản 2, Điều 7, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng.

Tư Viễn

Tin nổi bật