Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lợi dụng sơ hở "nữ quái" đánh tráo vàng giả để lấy vàng thật

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Lợi dụng lúc chủ hiệu sơ hở, thiếu cảnh giác, Trinh nhanh chóng dùng vàng giả đã chuẩn bị từ trước để đánh tráo lấy vàng thật.

(ĐSPL) - Lợi dụng lúc chủ hiệu sơ hở, thiếu cảnh giác, Trinh nhanh chóng dùng vàng giả đã chuẩn bị từ trước để đánh tráo lấy vàng thật. 

Theo báo Công lý, mới đây TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử bị cáo Đặng Thị Trinh (SN 1988, trú tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bị cáo Trinh tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: báo Công lý

Báp Pháp luật Plus thông tin, Trinh vốn là thiếu nữ con nhà giàu, nhưng vì ăn chơi, lại nghiện ngập nên bị gia đình chối bỏ. Không có nghề nghiệp, lại lười lao động, Trinh đã đi lang thang khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị để lừa đảo, trộm cắp tài sản, lấy tiền nuôi bản thân.

Trước khi bị TAND tỉnh Quảng Trị đưa ra xét xử, Trinh từng 5 lần bị TAND TP Đông Hà và TAND TX Quảng Trị kết án tù về tội “Trộm cắp tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, án tích vẫn chưa được xóa, Trinh lại “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, bằng thủ đoạn gian dối là dùng vàng giả đánh tráo lấy vàng thật.

Để thực hiện hành vi phạm tội, Trinh đã chuẩn bị 2 nhẫn kim loại màu vàng (vàng giả) mua của người bán hàng rong, 1 ví da, 1 khẩu trang, sau đó đến các hiệu kinh doanh vàng để giả vờ mua vàng. Người quản lí hiệu vàng vì tin tưởng Trinh có nhu cầu nên đã đưa vàng thật cho Trinh xem.

Lợi dụng sơ hở và mất cảnh giác của các chủ tiệm mà Trinh đã dễ dàng đánh tráo 2 nhẫn vàng giả rồi lấy đi 2 nhẫn vàng thật mà chẳng ai hay biết. Số vàng chiếm đoạt được, Trinh mang đi bán, lấy tiền tiêu xài cá nhân. Bằng thủ đoạn này, chỉ trong vòng 2 tháng (từ tháng 5 - 6/2016), Đặng Thị Trinh đã 4 lần thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của 4 chủ tiệm vàng tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Đakrông, Hải Lăng và TP Đông Hà với số lượng 11 chỉ vàng 24K (có giá trị hơn 37 triệu đồng).

Mặc dù vào ngày 10/5/2016, sau khi đánh tráo trót lọt 2 nhẫn vàng trọng lượng 2 chỉ của anh Lê Văn Hùng (SN 1974, trú tại thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông) Trinh nhanh chóng bắt xe về TP Đông Hà tẩu thoát, khi đến địa phận huyện Cam Lô thì bị bắt giữ.

Thế nhưng, trong thời gian bị Công an huyện Đakrông khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú để cơ quan chức năng điều tra, Trinh vẫn tiếp tục hành vi phạm tội, thực hiện thêm 2 phi vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 2 chủ tiệm vàng ở TP Đông Hà và huyện Hải Lăng vào các ngày 9/6/2016 và 23/6/2016. 

Cũng theo báo Công lý, tại phiên tòa sơ thẩm, Trinh thừa nhận mọi hành vi phạm tội của mình và lý giải rằng do không có tiền tiêu xài nên túng quá đành làm liều. Được nói lời sau cùng trước lúc tòa nghị án, Trinh nước mắt lưng tròng tỏ vẻ hối hận và mong muốn được giảm nhẹ hình phạt sớm trở về hòa nhập cộng đồng, nuôi con nhỏ và đang mang thai.

Sau khi xem xét toàn diện vụ án TAND tỉnh Quảng Trị tuyên phạt Đặng Thị Trinh 18 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, buộc bị cáo tiếp tục bồi thường cho các bị hại.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009):

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 

a) Có tổ chức; 

b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

c) Tái phạm nguy hiểm; 

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân: 

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật