Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lời đồn “long mạch” của dòng họ cựu TT chế độ cũ Dương Văn Minh

(DS&PL) -

Lâu nay ấp Láng Cò (xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) - quê hương của cựu Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn cũ Dương Văn Minh được cho rằng là vùng đất hội tụ “long mạch”.

Lâu nay ấp Láng Cò (xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) - quê hương của cựu Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn cũ Dương Văn Minh được cho rằng là vùng đất hội tụ “long mạch”.

 Những lời đồn cho rằng đầu mộ ông Dương Văn Lâm là nơi khởi nguồn “long mạch” giúp họ Dương trường tồn.

Bằng chứng là dòng họ Dương này có nhiều người giàu có và nổi tiếng. Ngay cả Dương Văn Minh, bị quân giải phóng bắt nhưng vẫn tránh được họa diệt thân. Đâu là sự thật phía sau những lời đồn thổi ấy?

Giai thoại bắt nguồn từ… dự án bất thành

Trong chuyến công tác về vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, chúng tôi được biết đến dòng họ Dương với những chi, nhánh phát triển rất mạnh, qua các đời có nhiều người giàu có và nổi tiếng. Đặc biệt, nơi đây cũng là quê hương của Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn cũ đã bị quân giải phóng bắt và phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Nhiều lời đồn cho rằng, tổ mộ họ Dương được đặt trên vùng đất hội tụ khí thiêng của đất trời nên hậu thế tránh được cả những kiếp nạn lớn(?).

Cánh đồng Láng Cò của xã Mỹ Phú luôn cho năng suất lúa cao nhất tỉnh Long An, nên thường được gọi là “cánh đồng vàng”. Đây cũng là địa chỉ hay lui tới của các nhà khoa học về trồng lúa trên khắp cả nước. Mỗi khi cần thử nghiệm một giống lúa mới, các nhà khoa học thường tìm về đây. Hầu hết các kỹ sư nông nghiệp chuyên về trồng lúa ở phía Nam đều từng đến đây thực tập, nghiên cứu. GS.TS Võ Tòng Xuân cũng đã nhiều lần đặt chân đến cánh đồng Mỹ Phú. Đã có hàng trăm giống lúa được nhân giống ở cánh đồng Mỹ Phú. Tại cánh đồng này, trong vụ Đông Xuân 2000 – 2001, nông dân Dương Văn Hữu (Hai Hữu) đã làm cả nước kinh ngạc khi thu hoạch lúa đạt năng suất hơn 10 tấn/ha. Điều này khiến một số người mê tín lại càng đồn thổi theo chiều hướng khác.

Theo một số người dân ở đây thì đã có thời, các đại gia từ Sài Gòn rầm rộ kéo về tranh nhau mua đất để làm mồ mả đẩy giá đất tăng cao ngất ngưởng cũng chỉ vì tin rằng Láng Cò là vùng đất tiềm ẩn “long mạch”. Năm 2008, một nhà đầu tư nước ngoài đã tìm về đây xin phép chính quyền địa phương xây dựng một nghĩa trang với tên gọi “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng”, rộng khoảng 25 ha ngay trên vùng “bờ xôi ruộng mật”. Theo đề án của những nhà đầu tư, khi đi vào hoạt động, nghĩa trang chỉ dành cho những người lắm tiền nhiều của mua suất để thân nhân an nghỉ.

Thế nhưng ngay sau khi nghe tin, hơn 40 hộ dân ở đây đã đồng loạt làm đơn lên các cấp chính quyền phản đối. Bởi theo họ, trong khu vực có nhiều nơi đất xấu hơn, năng suất cây trồng không tốt có thể quy hoạch làm nghĩa trang thì tại sao lại chọn vùng đất trồng lúa 10 tấn/ha. Sau thời gian cân nhắc ý kiến người dân và ý kiến của các nhà khoa học cùng với sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, cuối cùng UBND tỉnh Long An quyết định chuyển dự án xây dựng nghĩa trang sang khu vực khác, để nguyên trạng cánh đồng vàng Láng Cò từ ngàn xưa đến nay. Sau câu chuyện “đất bờ xôi ruộng mật suýt bị biến thành nghĩa trang”, nhiều người dân ở đây kháo nhau rằng nhà đầu tư nước ngoài này biết rõ về dòng họ Dương nên đã bí mật thuê một số thầy phong thủy về nghiên cứu rồi khẳng định dưới lòng đất vùng Láng Cò - Mỹ Phú có “long mạch”.

Tại xã Mỹ Phú, chúng tôi gặp ông Dương Văn Tòng (81 tuổi), hậu duệ thứ 10 của dòng họ Dương (anh em con chú con bác với cựu Tổng thống chế độ Sài Gòn cũ Dương Văn Minh-PV). Ông Tòng từng viết gia phả và tiểu sử của dòng họ nên khá am hiểu chuyện từ xa xưa diễn ra trên vùng đất này. Và theo gia phả của dòng họ thì trước đây cũng có một câu chuyện liên quan đến phong thủy. Theo đó, đến đời thứ ba của dòng họ Dương ở Láng Cò có một người tên Dương Văn Lâm (thuộc đời thứ 3). Lúc sinh thời, ông Lâm cũng được ăn học và có vị trí ở trong vùng. Ông Lâm có một người em gái tên Dương Thị Chi, đến tuổi cặp kê nhưng chưa gả cho ai. Ông Lâm quen với ông Bùi Tấn Lực, cũng là dân di cư từ xứ Huế vào Nam làm ăn. Ông Lực rất giỏi võ, thông hiểu địa lý, am tường phong thủy… Vì cảm mến tài đức ấy, ông Lâm đem em gái mình gả cho ông Lực.

Sau này vì muốn trả ơn anh vợ, ông Lực đã cất công vận dụng thuật phong thủy “soi” được một miếng đất đẹp để cho ông Lâm an nghỉ lúc trăm tuổi. Ông Tòng kể: “Sau khi ông Lâm mất, con cái mang chôn trên mảnh đất đó. Không lâu sau, ba người con ông đều có được những địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ”. Mộ của ông Dương Văn Lâm hiện vẫn còn. Ngôi mộ này được xây bằng đá, nằm ngay trước vùng đất được cho là có “long mạch”. Ông Tòng bảo, nhiều người am tường phong thủy đã đến đây xem xét rồi cho rằng, dưới bàu nước cạnh ngôi mộ đó có “long mạch” mang vượng khí của toàn bộ cánh đồng Láng Cò.

Ông Dương Văn Tòng trò chuyện với PV.

Vì sao hậu duệ họ Dương đời nào cũng phát đạt?
Tuy nhiên ông Tòng cho rằng: Chuyện có “long mạch” ở dưới khu đất Láng Cò như thế nào chẳng ai rõ thực hư nhưng chuyện một số người họ Dương ăn nên làm ra là có thật và theo ông Tòng, do một nguyên nhân khác - đó là bản tính cần cù chịu khó của tổ tiên những ngày vào vùng đất này khai hoang lập ấp.

Theo ông Tòng thì dòng họ Dương ở đây bắt đầu từ đời cụ tổ là Dương Văn Bảo và vợ là Lê Thị Quý. Theo gia phả thì vợ chồng cụ Bảo quê gốc xứ Huế, di cư vào Nam lập nghiệp vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Cùng theo cụ Bảo vào Nam khi đó còn có hai người em nữa. Khi đến đây thì ba anh em chia nhau đến ba vùng để làm ăn, một người đến vùng đầm lầy thuộc tỉnh Trà Vinh, một xuôi miệt U - Minh (Cà Mau) để khai khẩn còn ông Bảo thì ở lại mảnh đất này. Không hiểu sao qua biến thiên của thời gian, cả hai chi họ Dương của hai người em của cụ Bảo đều mất tung tích và không thấy con cháu đời sau nhắc đến nữa.

Theo cụ Tòng, gia phả có ghi vùng Láng Cò trước đây đất đai mênh mông ngập nước, không người ở. Khi đặt chân đến đây, vợ chồng cụ Bảo dốc sức chăm bẵm, ngày đêm khai hoang vỡ đất làm ăn. Khi cuộc sống khấm khá hơn, cụ Bảo mướn người vỡ thêm hàng trăm công đất hoang, biến vùng lầy lội thành nơi màu mỡ, lâu dần hình thành nên Tân Hòa Tây (thuộc tổng Hưng Long), dân cư rất xôm tụ. Điều đặc biệt vùng đất này rất màu mỡ, kể từ khi có bàn tay con người thì trồng cây gì, nuôi con gì cũng đều rất nhanh lớn.

“Phải mất tới bốn đời, gia tộc họ Dương và những lưu dân từ nơi khác đến mới khai khẩn được hết cánh đồng hoang xã Mỹ Phú. Từ thời cụ tổ Dương Văn Bảo, qua các đời Dương Văn Long, Dương Văn Lâm, Dương Văn Cường, gia tộc họ Dương chúng tôi đã đổ nhiều mồ hôi, công sức góp phần khai phá vùng đất này. Thực hư chuyện “long mạch” như thế nào thì chưa ai xác nhận nhưng theo tôi được biết, thực tế là dù ở Long An, vùng đồng bằng bằng sông Cửu Long hay bất kỳ ở đâu, đã là người họ Dương xuất phát từ vùng Láng Cò - Mỹ Phú thì đều chăm chỉ làm ăn như ông cha trước đây. Nhờ truyền thống ấy, nhiều người thành công và có vị trí trong xã hội”, ông Tòng cho nói.

Ông Tòng dẫn chúng tôi ra thăm khu lăng mộ họ Dương, ngôi mộ tổ nằm giữa cánh đồng Láng Cò, bốn bề mênh mông lộng gió. Chúng tôi chú ý đến hai bia mộ ghi Dương Văn Huề (tức Dương Văn Mau 1891 – 1944) và Nguyễn Thị Kỷ (1895 – 1992), đây là thân phụ và thân mẫu của Dương Văn Minh. Ông Tòng bảo, sinh thời ông Minh cũng là người biết chăm lo phần mộ tổ tông. Vào năm 1956, lúc này là Trung tướng (trong chế độ của Ngô Đình Diệm), dù rất bận bịu nhưng ông Minh đã gom góp tiền xây lại mộ cho vợ chồng cụ tổ Dương Văn Bảo bằng bê tông. Khoảng năm 1957 - 1958, ông Minh còn vận động nhánh họ Dương tạo ra một quỹ tiền để cúng giỗ hai ông bà Dương Văn Bảo chung một ngày 20/7 Âm lịch hàng năm. Lễ cúng giỗ được chia ra làm 4 nhánh và luân phiên mỗi năm một nhánh, nguyên tắc là chỉ được cúng giỗ trong vùng Láng Cò chứ không phải nơi nào khác. Từ đó đến nay, lệ tục này vẫn được con cháu họ Dương gìn giữ.

Tin nổi bật