Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lời đồn về gia đình có bốn đứa con mang hình hài lạ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Những đứa con của họ lúc mới sinh cũng bụ bẫm, bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng khi được 1- 2 tuổi, chúng có những biểu hiện, hành động chẳng khác gì “Tôn Ngộ Không”.

(ĐSPL) - Những đứa con của họ lúc mới sinh cũng bụ bẫm, bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng khi được 1- 2 tuổi, chúng có những biểu hiện, hành động chẳng khác gì “Tôn Ngộ Không”. Nhưng điều đau xót hơn chính là những lời đồn tai quái của người dân nơi đây đã khiến cho gia đình họ rơi vào cảnh cùng quẫn.

Niềm vui và nước mắt

Chúng tôi tìm đến gia đình anh Vi Văn Đôn (36 tuổi), (vợ là chị Nông Thị Nhung - 32 tuổi), xã Yên Sơn, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng vào một ngày cuối tháng Sáu. Những cơn mưa sầm sập làm cho con đường đến nhà vợ chồng anh Đôn trở nên nhão nhoét, trơn trượt. Tiếp chúng tôi trong căn nhà hết sức tồi tàn, anh Đôn buồn rầu cho biết: "Vợ chồng tôi đều lành lặn, khỏe mạnh thế mà sinh ra những đứa con lại bệnh tật liên miên. Chúng không giống người bình thường mà chúng nó như loài khỉ trong rừng. Không biết kiếp trước vợ chồng tôi như thế nào mà giờ lại khổ đến thế cơ chứ".

Theo tìm hiểu, năm 22 tuổi anh Đôn nghe lời cha mẹ, lấy vợ với mục đích sinh con trai để nối dõi tông đường. Tuy nhiên, do bản tính ít nói, ngại giao tiếp nên anh Đôn chẳng tìm cho mình được cô gái nào vừa ý. Sốt ruột, ông Vi Văn Khằm (bố đẻ anh Đôn) liền mổ trâu mời gọi họ hàng đến nhà để họp bàn, tính chuyện tìm vợ cho con. Sau một ngày bàn bạc, rượu chè linh đình, gia đình ông Khằm quyết định hỏi chị Nông Thị Nhung vốn là cháu ruột gọi ông Khằm bằng bác về làm dâu trong gia đình mình. Bởi lẽ, ông Khằm nghĩ là con cháu trong gia đình nên khi về làm dâu, Nhung sẽ chăm chỉ, chăm sóc tốt cho gia đình cũng như sẽ đối xử tốt với bố mẹ chồng. Hoặc nhỡ vợ chồng Đôn có xảy ra mâu thuẫn gì thì hai bên gia đình cũng dễ bề nói chuyện.

Tất cả mọi thủ tục ăn hỏi, đến sính lễ được chuẩn bị một cách nhanh chóng chỉ trong chưa đầy một tháng, đám cưới giữa Đôn - Nhung được tổ chức rình rang trước sự chứng kiến của hai bên gia đình cùng bà con chòm xóm. Người dân nơi đây không cảm thấy làm lạ bởi lẽ ở nơi này, chuyện anh em họ lấy nhau như trường hợp anh Đôn cũng là lẽ thường tình. "Gia đình bàn bạc mãi mà không tìm được đứa nào cho thằng Đôn. Khi biết con Nhung đến tuổi lấy chồng nên gia đình đồng ý hỏi con Nhung cho nó. Bởi vì họ hàng gần nên chúng nó tự biết yêu thương nhau và chăm sóc bố mẹ hai bên", ông Khằm cho biết.

Ông Vi Văn Khằm bố đẻ anh Đôn đang kể về những khó khăn của gia đình con mình.

Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ những ngày đầu khá ấm êm hạnh phúc. Niềm vui nhân lên khi tròn một năm sau chị Nhung sinh được bé trai kháu khỉnh đặt tên Vi Văn Đông. Có cháu trai đầu lòng, lại là người nối dõi nên ông Khằm mừng rỡ vô cùng, ông mổ trâu, mổ lợn mời anh em họ hàng đến chia vui.

Nhưng có một điều lạ lùng, bé Đông được gần hai tuổi mà vẫn chưa biết nói. Lúc này gia đình anh Đôn cứ nghĩ rằng có lẽ con chậm nói nên cố chờ đợi con cất tiếng nói đầu đời. Rồi đứa con thứ hai của vợ chồng anh Đôn tiếp tục được sinh ra. Cũng giống như anh nó, lúc mới sinh bé rất bụ bẫm nhưng lớn lên một chút là có những thay đổi và biểu hiện giống như anh. Cả hai cháu đều không nói được, chỉ ú ớ ở cổ họng và "hú" như thú rừng, thậm chí không nhận biết được những gì đang diễn ra bên cạnh chúng.

Với hy vọng sẽ có đứa con lành lặn để phụ giúp bố mẹ cũng như gia đình lúc về già nên họ tiếp tục sinh hạ. Tuy nhiên, hai đứa con sau của anh Đôn cũng giống như hai người anh của nó. Anh Đôn tâm sự: "Các cháu như thế này nên chẳng giúp được bố mẹ việc gì. Nhà lại ít đất canh tác, làm cực nhọc mà cũng chẳng đủ ăn. Hai vợ chồng tôi có thời gian rảnh là xuống xã tìm kiếm việc gì đó làm thuê để có thêm thu nhập. Tuy vất vả như vậy, nhưng nỗi đau tinh thần luôn đè nặng lên cuộc sống gia đình. Nhiều lúc nhìn các con, thương chúng mà chẳng thể làm gì được".

Những lời đồn rùng rợn

Kéo một hơi thuốc lào thật sâu, đôi mắt đượm buồn, anh Đôn tiếp tục tâm sự với chúng tôi: "Chúng không nhận biết được gì, hình hài thì như loài khỉ trong rừng. Hơn nữa, chúng chỉ ú ớ mà không tài nào nói được. Vợ chồng chúng tôi đau thắt tim, nhưng nó đều là con mình sinh ra nên hai vợ chồng chỉ biết bảo nhau làm ăn và nuôi chúng. Không chỉ buồn lòng về những đứa con này tôi còn đau đớn và sợ hãi hơn khi dân làng đồn những đứa con của tôi là quỷ dữ và nguyền rủa gia đình tôi".

Trước nghịch cảnh của gia đình anh Đôn, đặc biệt về hình hài và hành động của những đứa con của đôi vợ chồng này, người dân trong xã bắt đầu có những lời xì xào bàn tán. Chẳng biết thông tin từ đâu mà họ cho rằng những đứa con của anh Đôn là quỷ thần hiện hình. Rùng rợn hơn, họ tin chúng chính là con của quỷ thần gửi vợ chồng anh Đôn phải nuôi đợi khi chúng lớn lên sẽ quay về rừng. Rồi có người cho rằng những đứa con của anh Đôn là do ông Khằm gây nên vì trước kia ông Khằm đã bắn chết con trâu lạ khi nó đến ăn sắn trong rẫy nhà ông. Vì giận dữ nên chủ trâu đã bỏ bùa khiến cho ông này không có cháu trai nối dõi, phải tuyệt tự đến đời thứ ba.

Thậm chí, có người còn đồn rằng trong một lần đi lên nương, vợ chồng anh Đôn đã gặp một đôi rắn có mào đang ấp trứng. Anh Đôn đã xua đuổi đôi rắn kia đi và đem toàn bộ số trứng đó về nhà luộc cho vợ ăn. Kỳ lạ thay, đêm hôm đó, chị Nhung đã nằm mơ thấy đôi rắn về nhà và nói: Vợ chồng ngươi dám ăn thịt các con của ta thì các người phải chịu hậu quả. Ta sẽ làm cho các con của ngươi khốn khổ...

Nghe những lời đàm tiếu của người dân về những đứa con dị dạng của mình vợ chồng anh Đôn chỉ biết khóc mà không thể lý giải được tại sao. Nghe lời khuyên, gia đình anh cũng mời thầy mo (thầy cúng - PV) về trừ tà. Mổ trâu, mổ lợn mời bà con hàng xóm đến chứng kiến. Nhưng cúng mãi, cúng hoài các con anh vẫn thế. Những đứa trẻ đều ú ớ không biết nói, chúng còn cất tiếng hú mỗi khi màn đêm buông xuống khiến người dân nơi đây càng sợ sệt và thêu dệt lên những câu chuyện thần bí.

Anh Đôn đang chăm sóc những đứa con dị dạng.

"Con thì ốm đau bệnh tật. Giờ nghe những lời đồn như thế, khiến cho vợ chồng tôi chẳng biết làm cách nào cũng như không dám qua lại với những người dân ở trong xã bởi ai cũng nhìn gia đình tôi với con mắt khiếp sợ. Do vậy vợ chồng tôi chỉ biết lầm lũi kiếm tiền chăm con, nghĩ mà tủi phận quá", anh Đôn buồn bã nói.

ông Vi Vằm Khăn (56 tuổi), người hàng xóm sống sát vách nhà anh Đôn chia sẻ với chúng tôi: "Tôi sống từng này tuổi rồi, chẳng thấy gia đình ông Khằm cũng như nhà thằng Đôn có gì bất thường cả. Con cái nó sinh ra như thế là do không may mắn chứ chẳng có ma mãnh, bùa ngải hay quỷ thần nào trách tội. Những lời đồn thổi của người dân trong xã là không có căn cứ, tôi ở đây vẫn thấy gia đình họ sống bình thường. Tin đồn thất thiệt do một số người mê tín dị đoan truyền tai nhau thôi".

Nguyên nhân được xác định do hôn nhân cận huyết thống

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, bà Lục Thị Khằn, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cho biết: "Chuyện về gia đình anh Đôn do lấy vợ cận huyết nên sinh con như thế chứ không hề có chuyện bỏ bùa chú hay quy thần trách tội gì cả. Những người mê tín khi biết các con anh Đôn bị dị tật nên đàm tiếu chuyện ma quỷ làm mất an ninh trật tự, khiến gia đình họ đảo lộn cuộc sống. Khi biết chuyện chúng tôi đã cử cán bộ xuống tận nơi để giải thích cho gia đình anh Đôn hiểu nguyên nhân dẫn đến những đứa con anh bị dị tật, đồng thời tuyên truyền cho bà con hiểu đó là do lấy chồng, vợ cận huyết thống nên hậu quả như vậy. Chính vì thế cán bộ xã đã vận động và khuyến cáo người dân không được lấy vợ- chồng cận huyết thống".

Tin nổi bật