Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại thịt "vàng" bổ hơn gà, rẻ hơn bò giúp tăng miễn dịch, tốt cho tim mạch

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Thịt vịt không chỉ giàu protein, axit amin cần thiết, khoáng chất mà còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta ăn nhiều loại thịt nhưng phổ biến nhất vẫn là thịt từ lợn, gà và bò. Tuy nhiên, có một loại thịt bổ hơn thịt gà, tốt cho miễn dịch chẳng kém thịt bò lại có giá cả phải chăng hơn nhưng không phải ai cũng biết điều này: đó là thịt vịt.

Công dụng của thịt vịt đối với sức khỏe

Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần

Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất, chẳng hạn như khoáng chất đồng, giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định và mạnh mẽ. Khoáng chất đồng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất đồng còn giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

Loại thịt "vàng" bổ hơn gà, rẻ hơn bò giúp tăng miễn dịch, tốt cho tim mạch.

Tăng cường miễn dịch

Khi muốn tăng cường miễn dịch, nhiều người thường ăn thịt bò nhưng thịt vịt cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Đó là nhờ loại thịt này chứa tới hơn 10 loại axit amin cần thiết cũng hàm lượng protein cao. Đặc biệt, nó còn giàu selen, kẽm và đồng, vitamin A - đây đều là những chất kháng viêm, chống oxy hóa và tốt cho hệ miễn dịch.

Kích hoạt và khởi động hệ thống thần kinh

Ăn thịt vịt có lợi cho hoạt động hệ thần kinh. Do trong thịt vịt có chứa axit pantothenic. Axit pantothenic giúp giải phóng năng lượng, kích hoạt và khởi động hệ thần kinh. Hệ thần kinh của bạn ổn định, hưng phấn sẽ ngăn ngừa stress, lo âu và chứng trầm cảm.

Tốt cho tim mạch

Thịt vịt giàu kali, selen, hàm lượng natri vừa phải nên rất tốt cho hoạt động của trái tim,ổn định huyết áp. Nó còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe. Đặc biệt, thịt vịt rất giàu vitamin B12 và sắt - là những thành phần giúp tái tạo hồng cầu, hemoglobin trong cơ thể.

Hỗ trợ tiêu hóa

Hàm lượng chất niacin, còn gọi là vitamin B3 trong thịt vịt cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo. Chất này còn có tác dụng loại bỏ các chất khí tích tụ trong dạ dày ruột, giúp

Loại thịt "vàng" bổ hơn gà, rẻ hơn bò giúp tăng miễn dịch, tốt cho tim mạch.

ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho bạn.

Cải thiện sinh lý, điều hòa kinh nguyệt

Ít người biết rằng ăn thịt vịt còn tốt cho sinh lý nam và điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Bởi vì nó giúp bổ dương, bổ máu, tăng cường sắt và kẽm. Ngoài ra, loại thịt này còn chứa nhiều protein và chất bồi bổ thận. Từ xa xưa, ăn thịt vịt đã là bài thuốc tăng cường sinh lý nam và chữa thiểu kinh nguyệt trong Đông y.

Tăng cường sinh lực đàn ông

Ăn thịt vịt có thể thúc đẩy hệ thống tuần hoàn và thần kinh có liên quan chặt chẽ đến sinh lực của nam giới. Điều này là do thịt vịt có chứa hàm lượng thiamine, còn gọi là vitamin B1. Trong 100 gam thịt vịt quay, có 0,3 mg thiamine và cung cấp được 17% nhu cầu thiamine hàng ngày của cơ thể.

Tốt cho xương và làm đẹp da 

Thịt vịt rất giàu protein, chất béo, carbohydrate, phốt pho, canxi, sắt, axit nicotinic và các chất dinh dưỡng khác. Protein của thịt vịt chủ yếu là protein sarcoplasmic và myosin. Các loại protein này chứa xen kẽ collagen, gelatin... nên rất bổ cho xương khớp, tốt cho làn da.

Hỗ trợ giảm cân, giảm rụng tóc

Ăn thịt vịt vừa phải có thể hỗ trợ giảm cân nhờ vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine tăng cường quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo trong cơ thể. Vitamin riboflavin hay còn gọi vitamin B2 cũng có thể làm giảm rụng tóc.

Loại thịt "vàng" bổ hơn gà, rẻ hơn bò giúp tăng miễn dịch, tốt cho tim mạch.

Những lưu ý khi ăn thịt vịt

Mặc dù ngon, bổ và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cũng như các loại thực phẩm khác, thịt vịt có vài lưu ý khi ăn.

Theo Đông y, do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Cũng không nên ăn chung trứng vịt, thịt vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột. Tốt nhất là không nên ăn phần cổ vịt, nhất là phần da vịt. Phao câu vịt cũng không nên ăn nhiều.

Món thịt này cũng không phù hợp với tất cả mọi người. Người có tiêu hóa kém, đang mắc bệnh dạ dày chỉ nên ăn ít. Người bị bệnh gout, bệnh thận, đang ho cũng không nên ăn. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là các món vịt chế biến nhiều dầu mỡ, nướng trực tiếp trên than vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu ăn trong thời gian dài.

Tin nổi bật