Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tác hại của việc ăn vừng đen nhiều, liên tục

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Vừng đen hay mè đen là một loại hạt bổ dưỡng, được xem là thuốc quý. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tác dụng của vừng đen

Bổ thận, chắc xương

Hạt vừng đen rất giàu canxi, magie, kẽm và các khoáng chất khác có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Loại thực phẩm này đặc biệt tốt cho sức khỏe xương khớp của những người ở độ tuổi trung niên, người già.

Vừng đen vị ngọt nhẹ, lợi về kinh gan, thận, đại tràng nên có tác dụng bổ thận, bổ tỳ, bồi bổ dạ dày. Ảnh minh họa

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, vừng đen vị ngọt nhẹ, lợi về kinh gan, thận, đại tràng nên có tác dụng bổ thận, bổ tỳ, bồi bổ dạ dày. Hạt vừng đen không chỉ có lợi cho sức khỏe của thận, nuôi dưỡng thận, mà còn có thể ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề khác nhau do thận khí không đủ gây ra.

Tăng cường trí nhớ

Lecithin trong hạt vừng đen có tác dụng nuôi dưỡng hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Những người thường xuyên làm việc mệt mỏi, căng thẳng não bộ có thể bổ sung vừng đen vào chế độ ăn. Kiên trì ăn loại thực phẩm này não bộ sẽ vô cùng cảm ơn bạn.

Đen tóc, chống lão hóa

Vitamin E trong hạt mè đen có thể chống lại quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp duy trì độ đàn hồi của da và ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn. Cách đơn giản để chế biến loại thực phẩm này là nấu thành cháo, có thể thêm chút đường để dễ ăn.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tóc là phần dư thừa của huyết, nghĩa là khi cơ thể đủ máu thì sẽ có nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng tóc, ngược lại khi cơ thể thiếu máu tóc sẽ dễ gãy rụng.

Hạt vừng đen có hàm lượng sắt cao, tác dụng bổ máu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc, làm đen và sáng tóc. Sesamin và biotin trong vừng đen cũng giúp dưỡng tóc, ngăn ngừa sự xuất hiện của tóc bạc.

Nhuận tràng, chống táo bón

 Vừng đen là một loại nguyên liệu bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin cùng hàm lượng dồi dào các chất khoáng tự nhiên khác. Ảnh minh họa

Hàm lượng chất xơ, hàm lượng dầu trong hạt vừng đen rất cao, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn vừng đen thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình bài tiết của đường ruột, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón. Đối với một số người hay gặp tình trạng táo bón, có thể bổ sung vừng đen vào chế độ ăn uống của mình.

Một số tác hại khi ăn vừng đen quá nhiều

Giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng

Trong vừng đen có khoảng 5,36% axit phytic (là chất không có giá trị dinh dưỡng), làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như canxi, magie, sắt, kẽm… gây thiếu chất là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh cho con người.

Trọng lượng cơ thể không ổn định

Hạt vừng tuy nhẹ nhưng chứa hàm lượng calo và chất béo bão hòa rất cao. Chỉ 100g hạt vừng đã chứa tới 590 calo, 8g chất béo bão hòa tương đương với 40% lượng chất béo cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, kết hợp ăn vừng trong khẩu phần ăn thường xuyên sẽ làm cho trong lượng cơ thể dễ bị mất kiểm soát.

Rối loạn hệ tiêu hóa

Theo các nhà khoa học, vừng đen có tính nhuận tràng tốt. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng phân lỏng, thậm chí tiêu chảy. Vì vậy, hãy cố gắng chỉ ăn vừng đen trong một giới hạn nhất định để đảm bảo sức khỏe.

Gây dị ứng

 Kết hợp ăn vừng trong khẩu phần ăn thường xuyên sẽ làm cho trong lượng cơ thể dễ bị mất kiểm soát. Ảnh minh họa

Nếu là người nhạy cảm với mè, bạn có thể bị các loại dị ứng khác nhau như là tiêu hóa, viêm mũi, chảy nước mũi, hen suyễn khi thức ăn được chế biến chủ yếu từ vừng hoặc chiết xuất từ vừng.

Phát ban

Hạt vừng cũng có tác dụng phụ gây phát ban trên da. Nếu ăn quá nhiều các sản phẩm được cho thêm hạt vừng, trên da bạn có thể sẽ có hiện tượng phát ban, mẩn đỏ và ngứa.

Rụng tóc

Nhiều người trong chúng ta sử dụng vừng đen để có một mái tóc suôn mượt, tuy nhiên nếu sử dụng quá liều có thể dẫn đến kết quả ngược lại. Nó gây mất cân bằng nội tiết tố, làm cho da đầu nhờn và khô tóc. Do đó, tóc rụng nhiều, thậm chí có thể dẫn tới hói đầu.

Cách dùng vừng đen đúng cách

Ăn vừng đen quá nhiều và không đúng cách sẽ gây ra các tác hại trên, theo khuyến cáo mỗi ngày nên ăn từ 15-20g là đủ.

Nên rang vừng chín để có mùi thơm ngon, dễ tiêu hoá và đảm bảo vệ sinh.

Nên ăn chung với cơm sẽ tốt hơn.

Ai không nên ăn vừng đen?

Một số đối tượng không nên sử dụng vừng đen như: người có huyết áp thấp, người có đường tiêu hóa kém, bụng yếu, người có đông máu cao, huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch, bệnh sỏi thận, người đang trong thời gian điều trị với glycosid tim, người đang trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ có thai ở giai đoạn 3 tháng đầu.

Tin nổi bật