Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại lá ăn cùng trứng rán cực tốt, tuy nhiên cần lưu ý tránh bị "phản tác dụng"

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Trứng rán ngải cứu là món khoải khẩu của nhiều người. Thực tế, món ăn này là thực phẩm tốt với sức khỏe và trở thành bài thuốc quen thuộc với mọi nhà.

Tổng quan về cây ngải cứu

Báo điện tử VTV thông tin, ngải cứu còn có tên là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (Mông), cỏ linh li (Thái). Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.

Cây ngải cứu. Ảnh minh họa

Những lá ở ngọn cây có hoa không chẻ. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, ngải cứu từng được sử dụng trong dân gian và Đông y để chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…

Trứng rán ngải cứu. Ảnh minh họa

Ăn trứng ngải cứu có tốt không?

Theo báo Sức khoẻ & Đời sống, trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh: tâm, tì, vị, có tác dụng dưỡng âm, minh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư.

Trứng gà ngải cứu cũng là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Bạn có thể dùng 1 - 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt, càng không nên ăn ngày này qua ngày khác.

Lưu ý khi ăn ngải cứu. Ảnh minh họa

Những điều cần lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Thông tin từ website Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, ngải cứu được biết đến với nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như sử dụng làm thuốc cần thận trọng.

Trong dân gian cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn tới ngộ độc, hoặc nếu sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì thế, việc sử dụng ngải cứu cần lưu ý những điều sau đây:

Không nên dùng quá nhiều ngải cứu, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 5 ngọn, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần.

Người mang thai hoặc từng sảy thai, sinh non, không nên ăn.

Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu hàng ngày.

Không dùng ngải cứu làm thuốc kết hợp với các loại thuốc chữa trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn,… sẽ gây tương tác và phản tác dụng của thuốc.

Cần hết sức thận trọng khi dùng ngải cứu với những người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược.

Không dùng ngải cứu dài ngày, quá 4 tuần.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật