Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại củ giá rẻ, giàu dinh dưỡng được ví như "nhân sâm trắng mùa đông" mà ít ai biết tới

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Củ cải đặc biệt củ cải trắng được mọi người biết đến với biệt danh "nhân sâm trắng mùa đông" nhờ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cơ thể.

Củ cải là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và ít calo. Theo Medical News Day, một cây cải xanh 55 g nguyên củ chứa: 18 kcal, một g protein, 0,2 g chất béo, 4 g carbohydrate, 2 g chất xơ và một g đường. Củ cải giàu khoáng chất như canxi, sắt, kali và các vitamin A, C, K...

Củ cải vốn là loại thực phẩm đặc trưng của mùa đông. Hiện nay, củ cải được trồng quanh năm nhưng vụ chính gieo hạt là vào tháng 8-9 (cho thu hoạch sau 60-70 ngày, năng suất đạt trung bình), vụ muộn gieo hạt tháng 10-11 (cho thu hoạch sau 80-100 ngày, năng suất cho cao nhất). Nếu trồng củ cải vào mùa xuân - hè sẽ nhanh được thu hoạch hơn nhưng năng suất thấp nhất.  

Theo trang NDTV Food của Ấn Độ, củ cải có tác dụng giải độc gan và dạ dày. Củ cải đen và lá của cây củ cải đen được sử dụng để điều trị bệnh vàng da nhờ tác dụng loại bỏ lượng bilirubin dư thừa trong máu. Củ cải còn có tác dụng làm sạch mạch máu, kiểm soát tình trạng suy giáp nhờ có chứa nhiều lưu huỳnh. Củ cải còn được dùng làm phương thuốc hạ sốt và giảm viêm do sốt. 

Loại củ giá rẻ, giàu dĩnh dưỡng được ví như "nhân sâm trắng mùa đông" mà ít ai biết tới.

Những lợi ích không ngờ của củ cải

Giảm nguy cơ ung thư

Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại các gốc tự do – DNA bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư. 

Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

½ cốc củ cải cung cấp 1g chất xơ. Ăn củ cải là một cách tuyệt vời để bổ sung chất xơ cho cơ thể và giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Chất xơ cũng giúp điều chỉnh quá trình sản xuất mật, bảo vệ gan và túi mật. Ngoài ra, chất xơ giúp giữ nước, ngăn ngừa táo bón, kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cân nặng ở mức ổn định và giảm mỡ máu.

Nước ép củ cải còn đặc biệt tốt cho dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa loét và viêm.

Điều chỉnh huyết áp

Đây là nguồn thực phẩm giàu kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng và thực tiễn cho thấy lá củ cải có tác dụng “hạ huyết áp” ở những người bị tăng huyết áp đáng kể.

Tốt với những bệnh nhân đái tháo đường

Hormone insulin được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose trong cơ thể. Những bệnh nhân đái tháo đường không có chức năng hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, thì có thể sử dụng củ cải để tối ưu hoá tác dụng này.

Ở những người mắc bệnh đái tháo đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc thành phần tinh bột nhiều. Tuy nhiên, củ cải thuộc nhóm thực phẩm khá giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp, nên những bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng củ cải trong bữa ăn nhằm hạn chế hàm lượng đường trong máu tăng lên sau bữa ăn.

Bảo vệ tim

Củ cải giàu anthocyanin. Đây là một hợp chất hữu cơ có lợi cho tim, có tác dụng giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch. Ngoài ra, củ cải cũng chứa nhiều vitamin C, axit folic và flavonoid. Tất cả các chất này đều có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Củ cải còn là nguồn cung cấp nitrat tự nhiên giúp cải thiện lưu lượng máu.

Loại củ giá rẻ, giàu dĩnh dưỡng được ví như "nhân sâm trắng mùa đông" mà ít ai biết tới.

Giúp giảm cân

Củ cải rất ít calo cộng thêm hàm lượng chất xơ cao làm người ăn cảm thấy no nhanh. Ví dụ 100g củ cải tươi chỉ chứa 16 calories do vậy bạn có thể thoải mái thưởng thức món củ cải vừa có lợi cho sức khỏe vừa giảm cân.

Cải thiện khả năng miễn dịch

Vitamin C có trong củ cải có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Vitamin C cũng giúp kiểm soát sự phát triển của các gốc tự do có hại. Gốc tự do là nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm và lão hóa sớm. Chỉ ½ cốc củ cải đã cung cấp được 14% lượng vitamin C khuyến nghị trong ngày. 

Củ cải còn có chứa các enzyme như diastase, amylase, myrosinase và esterase có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các loại nấm và virus có hại.

Củ cải còn là một thực phẩm chống nấm tự nhiên nhờ có chứa một loại protein đặc biệt có tên RsAFP2. Một nghiên cứu cho thấy RsAFP2 có tác dụng tiêu diệt nấm Candida albicans ở người. Loại nấm này nếu phát triển quá mức có thể gây viêm phụ khoa, tưa miệng. 

Tốt cho bệnh nhân hen suyễn

Củ cải có đặc tính chống sung huyết do vậy rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Người bị bênh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện được những dấu hiệu này. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, củ cải có khả năng chống các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, giúp bảo vệ các lớp lót đường hô hấp khỏi bị nhiễm trùng.

Bảo vệ mạch máu

Củ cải là thực phẩm hàng đầu kích thích sản sinh collagen trong cơ thể. Collagen không chỉ có tác dụng chống lão hóa mà còn giúp tăng cường mạch máu, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, củ cải được cho là có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào hồng cầu. Nhờ đó, lượng oxy trong máu cũng được cải thiện.

Cấp nước cho cơ thể

Củ cải rất nhiều nước. Do đó, ăn củ cải là một cách để bổ sung thêm một nguồn nước giàu dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho cơ thể mà không hề tốn kém. 

Loại củ giá rẻ, giàu dĩnh dưỡng được ví như "nhân sâm trắng mùa đông" mà ít ai biết tới.

Chống táo bón

Táo bón, căn bệnh khá phổ biến đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi, những người ít vận động, ít luyện tập thể dục hay có chế độ ăn không lành mạnh chứa nhiều dầu mỡ, ít chất xơ. Củ cải sẽ giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu này. Bởi vì thành phần chất xơ trong củ cải khá phong phú, giúp làm sạch các loại thức ăn, cặn bã bị kẹt trong ruột già và được tống ra ngoài...

Hơn nữa, củ cải còn giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hoá và mật làm cho hệ thống tiêu hoá của cơ thể hoạt động hiệu quả nhất.

Lưu ý khi ăn củ cải

Tránh chiên lẫn với thịt xông khói hoặc mỡ lợn. Không chiên quá chín khiến củ cải bị đắng.

Những người đang dùng thuốc làm loãng máu như coumadin hoặc warfarin nên tránh ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin K vì nó khiến quá trình đông máu nhanh hơn.

Nước củ cải có chứa nitrate, bảo quản không đúng cách có thể tích tụ vi khuẩn, chuyển nitrat thành nitrit có hại cho sức khỏe. 

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật