Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại bột vừa quen vừa lạ tưởng tốt nhưng lại là “sát thủ” hại gan

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Theo nghiên cứu, dùng với liều lượng cao, nghệ - thông qua phân tử hoạt động chính của nó, curcumin - có thể gây độc, đặc biệt là đối với gan.

Sử dụng bột nghệ sai cách

Báo cáo, được công bố hồi đầu tháng trên tờ BMJ Case Reports, đã mô tả chi tiết trường hợp một bệnh nhân nữ 71 tuổi phát triển bệnh viêm gan tự miễn sau khi uống bột nghệ để bồi bổ sức khỏe tim mạch.

Tám tháng sau khi bắt đầu uống, xét nghiệm máu cho thấy bà bị tăng men gan, chỉ dấu cho thấy gan có vấn đề. Bà được chẩn đoán viêm gan tự miễn, một loại bệnh viêm gan, nhưng các bác sĩ không biết nguyên nhân là gì.

Theo NCCIH, nghệ thường được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng, với quảng cáo là có thể tác động tích cực đến viêm, viêm khớp, và dạ dày, da, gan, và các vấn đề túi mật. Tuy nhiên, nhiều lợi ích sức khỏe của nghệ đã bị phóng đại. Ảnh minh họa

Sau 3 tháng theo dõi, bệnh nhân mới nói cho các bác sĩ biết rằng bà đã ngừng uống bột nghệ sau khi đọc thấy trên mạng rằng nó có thể gây ra vấn đề về gan. (Trước đó bà ấy không nói với bác sĩ là đang uống bột nghệ). Sau khi ngừng uống, men gan của bệnh nhân đã giảm đi, cho thấy bột nghệ có thể là thủ phạm.

"Vì các triệu chứng bắt đầu khi bệnh nhân bắt đầu uống bột nghệ và chấm dứt khi bệnh nhân không uống nữa, trong khi tất cả các loại thuốc men khác không thay đổi, có thể thấy khá rõ là tình trạng bệnh của bệnh nhân có liên quan đến việc uống bột nghệ", BS. Janet Funk, giảng viên Đại học Arizona (Mỹ) nói.

"Ngoài ra, khi xem xét mô gan bị tổn thương, chúng tôi có thể thấy có gì đó ở những vùng bị tổn thương trông giống như nghệ", bà nói, "mặc dù chúng tôi không thể chứng minh điều này với sự chắc chắn tuyệt đối”. Curcumin, thành phần hoạt chất của nghệ, phát huỳnh quang, và các tế bào viêm trên sinh thiết gan của bệnh nhân đã “nuốt” những vật liệu lạ "chứa chất huỳnh quang với các đặc tính huỳnh quang phù hợp với curcumin".

Thành phần hoạt chất chính của nghệ là curcumin, có màu vàng và thường được sử dụng để nhuộm màu thực phẩm và mỹ phẩm. Hiện nay ở Mỹ, nghệ thường được bán dưới dạng củ, bột làm gia vị, dạng viên thực phẩm chức năng, hoặc thậm chí còn là một thành phần của một loại latte giải khát rất thời thượng và sặc sỡ.

Nghệ cũng được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị một loạt các vấn đề về sức khỏe như các vấn đề về hô hấp, bệnh thấp, đau và mệt mỏi. Theo NCCIH, nghệ thường được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng, với quảng cáo là có thể tác động tích cực đến viêm, viêm khớp, và dạ dày, da, gan, và các vấn đề túi mật. Tuy nhiên, nhiều lợi ích sức khỏe của nghệ đã bị phóng đại, trong khi tác dụng khác vẫn chưa có kết luận.

Những tác hại khác khi sử dụng nghệ

Theo TS. Rupali Dutta, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Ấn Độ, mặc dù tiêu thụ nghệ ở dạng tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây đau bụng, buồn nôn và chóng mặt. Đặc biệt, nếu bạn uống viên nang nghệ hoặc thực phẩm chức năng với lượng cao lại có thể gây nhiều bất lợi. Đó là:

Các vấn đề về tiêu hóa

Mọi người có thể gặp các vấn đề tiêu hóa nhẹ như chướng bụng, trào ngược axit, đầy hơi và tiêu chảy với liều hàng ngày vượt quá 1.000 mg. Ở liều 450 mg hoặc cao hơn có thể gây đau đầu và buồn nôn ở một số ít người.

Phát ban da

Tình trạng phát ban trên da sau khi dùng liều 8.000 mg curcumin hoặc hơn, nhưng điều này dường như rất hiếm.

Nguy cơ hình thành sỏi thận

Củ nghệ chứa khoảng 2% oxalat. Ở liều lượng cao những oxalat này liên kết với canxi để tạo thành canxi oxalat không hòa tan là nguyên nhân chính gây ra sỏi.

Có thể gây ra phản ứng dị ứng

Bạn có thể bị dị ứng với một số hợp chất có trong nghệ với biểu hiện phát ban, khó thở. Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi uống và tiếp xúc với da.

Nguy cơ thiếu sắt

Tiêu thụ nghệ quá mức có thể ức chế sự hấp thụ sắt. Vì vậy, những người bị thiếu sắt cần lưu ý không nên bổ sung quá nhiều nghệ trong bữa ăn hàng ngày, vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Tương tác thuốc

Tác dụng chống đông máu của curcumin có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều nếu dùng cùng với thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel hoặc warfarin... Ảnh minh họa

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy curcumin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại thuốc nhất định. Chẳng hạn làm tăng tác dụng chống trầm cảm của fluoxetine nhưng lại ức chế hoạt động chống ung thư của các loại thuốc được sử dụng cho hóa trị.

Bên cạnh đó, tác dụng chống đông máu của curcumin có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều nếu dùng cùng với thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel hoặc warfarin...

Ngoài ra, curcumin cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc chống tiểu đường hoặc insulin và có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, ức chế hiệu quả của thuốc kháng axit...

Dùng bao nhiêu nghệ thì được cho là  quá nhiều ?

Không có khuyến nghị chính thức nào về việc sử dụng nghệ và mức dung nạp tối đa cũng chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, bạn không nên dùng quá liều lượng khuyến nghị trên nhãn phụ. Mặt khác, có một số hướng dẫn chính thức về việc sử dụng curcumin.

Ủy ban chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của FAO và WHO đặt lượng nghệ khuyên dùng là 3 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, người nặng 81 kg có thể dùng nghệ ở ngưỡng an toàn là 239 mg mỗi ngày.

Mặc dù còn cần nhiều hơn các nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng phụ và liều khuyến cáo sử dụng nghệ nhưng để đảm bảo lợi ích với sức khỏe mà nghệ mang lại, bạn chỉ nên dùng nghệ ở ngưỡng an toàn.

Tin nổi bật