Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lộ diện 'ông lớn' doanh nghiệp dược sản xuất thuốc kém chất lượng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Từ đầu năm 2016 đến nay, Cục quản lý Dược (Bộ y tế) đã có rất nhiều công văn thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi những loại thuốc kém chất lượng.

LTS: Trong năm 2016, hàng loạt các loại thuốc chữa bệnh của nhiều công ty Dược phẩm có tiếng bị cơ quan chức năng thu hồi vì vi phạm chất lượng. Điều này gióng lên hồi chuông về tình trạng mê hồn trận thuốc kém chất lượng bủa vây người tiêu dùng hiện nay. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc loạt bài: ÁM ẢNH MANG TÊN...THUỐC KÉM CHẤT LƯỢNG

(ĐSPL) - Các dạng thuốc của doanh nghiệp bị cơ quan chức năng đình chỉ lưu hành và thu hồi chủ yếu do không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng, không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu gian lận về nhãn phụ đối với thuốc lưu hành tại Việt Nam.

Điểm lại những lần thu hồi lớn, mới đây nhất, ngày 4/11, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 3 loại thuốc không đảm bảo chất lượng, bao gồm: thuốc viên bao đường Tiêu độc PV, số lô: 03.12.14, ngày SX: 2-12- 2014, HD: 21-12- 2017, SĐK: V1613-H12- 10; thuốc này do Công ty cổ phần Dược thảo Phúc Vinh sản xuất do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính Thổ Phục Linh.


Thuốc Tiêu độc PV của Dược thảo Phúc Vinh bị thu hồi vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Trong tháng 10, Cục Quản lý Dược đã ra thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc đối với sản phẩm thuốc Cefpodoxime Proxetil 100mg không đảm bảo chất lượng.Thuốc viên nén Ciprofloxacin tablets USP 500mg, số lô: FCF602B, ngày SX: 3-1- 2016, HD: 2-1-2019, SĐK: VN-15526- 12 do Công ty Macleods Pharmaceuticals Ltd., India sản xuất và Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco nhập khẩu; thuốc này bị đình chỉ lưu hành và thu hồi do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan. Thuốc viên nén Enafran 10 (Enalapril maleat 10mg), số lô: 001161, HD: 190118, SĐK: VD- 10969-10 do Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 sản xuất do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu hàm lượng Enalapril maleat. - See more at.

Theo kết quả kiểm nghiệm về thuốc viên nén Cefpodoxime Proxetil 100mg (Cefpodoxime 100mg), SĐK: VN-14818-12;  NSX: 3/1/2014; HD: 2/1/2017, do Công ty Syncom Formulations (India) Ltd., Ấn Độ sản xuất, Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 nhập khẩu.

Viên nang cứng Cadicefpo 200 bị thu hồi.

Cụ thể, thuốc Cefpodoxime Proxetil 100mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan. Mẫu được lấy tại nhà thuốc Thiện ở đường Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.

Ngày 20/6, Cục quản lý Dược tiếp tục có văn bản đình chỉ lưu hành viên nén phân tán Efixime 100DT (số lô FNB-07, NSX 26-9- 2014, HSD 25-9- 2017, SĐK VN-4941- 10) do Công ty All Serve Healthcare Pvt, Ltd (Ấn Độ) sản xuất, Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco nhập khẩu. Thuốc này thuộc nhóm dược lý trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Thuốc Efixime 100DT bị thu hồi do kết quả kiểm nghiệm phát hiện mẫu kiểm tra không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng. Ngoài ra, Cục Quản lý dược cũng đình chỉ thuốc viên nang nhiệt miệng TANA (số lô 010815, NSX 6-8- 2015, HSD 6-8- 2018, SĐK V1585-H12- 10) do Công ty cổ phần dược phẩm Tân Á sản xuất.

Tháng 3 năm nay, Cục Quản lý Dược lại có công văn thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ lô thuốc viên nang cứng Cadicefpo 200 (Cefpodoxime 200mg); số lô: 080915, NSX: 09/10/2015, HD: 09/10/2018, SĐK: VD-13350- 10 do Công ty TNHH US Pharma USA sản xuất. Nguyên nhân phải đình chỉ lưu hành và thu hồi loại thuốc này là do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Theo đó, mẫu kiểm nghiệm thuốc viên nang cứng Cadicefpo 200 (Cefpodoxime 200mg); số lô: 080915, NSX: 09/10/2015, HD: 09/10/2018, SĐK: VD-13350- 10 do Công ty TNHH US Pharma USA sản xuất lấy tại nhà thuốc số 1- Công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương xét nghiệm cho thấy thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Những ví dụ nêu trên chỉ là một vài trong số rất nhiều những loại thuốc, đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh vi phạm chất lượng sản phẩm. Thậm chí nó đã trở nên quen thuộc với giới kinh doanh dược phẩm trong nước.

Chị Phạm Quỳnh Mai (29 tuổi, Đông Anh – Hà Nội) chia sẻ: “Thời gian vừa qua tôi nghe thông tin trên báo đài về việc có nhiều loại thuốc chữa bệnh bị thu hồi vì kém chất lượng. Bản thân tôi là người tiêu dùng chỉ biết tin tưởng vào sản phẩm do các công ty dược có tiếng làm ra, tuy nhiên khi nghe thông tin những công ty như Phúc Vinh hay Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 cũng bị thu hồi thuốc do chất lượng kém thì bản thân tôi lo lắng"

Anh Nguyễn Quân (Cầu Giấy – Hà Nội) lo lắng: “Tôi bị mắc bệnh về gan. Đi khám các bác sĩ cũng đã kê cho đơn thuốc để điều trị tại nhà. Thế nhưng, ra tới hiệu thuốc thì cũng chỉ biết ‘chỉ mặt, đặt tên’ theo đơn của bác sĩ và phó thác cho nhà thuốc chứ biết thuốc nào kém chất lượng, thuốc nào không?”

Chị Hoàng Ngân (Phủ Lý – Hà Nam) cho hay: “Công việc của tôi căng thẳng khiến tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đuối sức. Đi khám thì các bác sĩ khuyên chị nên bổ sung thêm dinh dưỡng để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể. Khi muốn mua một vài loại thuốc bổ hay vitamin tổng hợp để bổ trợ, lên mạng tham khảo thì thấy nhiều thông tin thuốc, thực phẩm chức năng kém chất lượng. Thành ra tôi rất hoang mang không biết tin tưởng vào loại thuốc nào?”.

Còn nữa...

Tin nổi bật