Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lo 24 chữ cái Hy Lạp không đủ dùng, WHO cân nhắc đặt tên biến thể SARS-Cov-2 theo các chòm sao

(DS&PL) -

WHO đang tìm kiếm các phương pháp đặt tên mới cho những chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 trong trường hợp 24 chữ cái Hy Lạp không đủ.

WHO cân nhắc đặt tên các biến thể mới của SARS-CoV-2 trong trường hợp bộ chữ Hy Lạp không đủ. Ảnh minh họa

China News ngày 9/8 đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một khi các chữ cái Hy Lạp được sử dụng hết, họ sẽ xem xét sử dụng các chòm sao để đặt tên những biến thể mới của SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19.

Theo đó, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, cho biết WHO đang tìm kiếm các phương pháp đặt tên mới cho những chủng biến thể của SARS-CoV-2 trong trường hợp 24 chữ cái Hy Lạp "không đủ".

"Hiện tại, tổ chức đang xem xét việc đặt tên theo các chòm sao", bà Van Kerkhove cho hay.

Hồi cuối tháng 5 năm nay, WHO đã chính thức đổi tên gọi các biến thể của SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, Ấn Độ, Nam Phi và các khu vực khác theo bảng chữ cái Hy Lạp, nhằm tránh sự kỳ thị các quốc gia có liên quan.

Theo như cách gọi này, biến thể đầu tiên xuất hiện ở Anh được đặt tên là biến thể Alpha. Biến thể xuất hiện ở Nam Phi được gọi là biến thể Beta. Biến thể xuất hiện tại Ấn Độ là Delta, cũng là chủng chính đang khiến dịch bệnh tái bùng phát nghiêm trọng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hay mới đây nhất là biến thể xuất hiện tại Peru, được gọi là Lambda, nghi có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 cao và đã xuất hiện tại 41 quốc gia, được liệt vào danh sách "biến thể đáng lo ngại" của WHO.

Tính đến nay, WHO đã đặt tên cho 11 chủng biến thể của SARS-CoV-2 bằng chữ cái Hy Lạp.

"Bảng chữ cái Hy Lạp có thể hết nhưng chúng tôi đang tìm kiếm những phương pháp đặt tên tiếp theo. Chúng tôi thực sự đang cân nhắc việc đặt tên các chòm sao", bà Van Kerkhove nói và cho biết WHO sẽ nghiên cứu kỹ các đề xuất để đảm bảo "không mất lòng ai" trong cách đặt tên mới.

Đại dịch COVID-19 hiện đã khiến hơn 203,4 triệu người trên toàn cầu nhiễm bệnh, trong đó có hơn 4,3 triệu trường hợp đã tử vong.

Hoa Vũ (Theo China News)

Tin nổi bật