Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lính Philippines sống cùng gián, chuột ở bãi Cỏ Mây

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Phóng viên CNN đã có mặt trên tàu Sierra Madre để ghi lại cuộc sống đầy khó khăn gian khổ của các binh sĩ Philippines, trước những hành động gây hấn của Trung Quốc.

(ĐSPL) – Phóng viên CNN đã có mặt trên tàu Sierra Madre để ghi lại cuộc sống đầy khó khăn gian khổ của các binh sĩ Philippines, trước những hành động gây hấn của Trung Quốc.
Từ cái nhìn đầu tiên, tàu đổ bộ cỡ lớn BRP Sierra Madre (LT-57) được Philippines neo đậu tại bãi Cỏ Mây (quần đảo Trường Sa của Việt Nam)  trông giống như một con tàu ma. Trên thực tế, con tàu được chế tạo trong Chiến tranh thế giới thứ 2 này lại là phòng tuyến đầu tiên của Philippines trước sự tranh chấp ngày càng căng thẳng với Trung Quốc.
Philippines đã cố ý để mắc cạn con tàu này trong khu vực bãi Cỏ Mây với một tiểu đội lính thủy đánh bộ làm nhiệm vụ canh gác trên rạn san hô và ghi lại sự hiện diện của tàu Trung Quốc kể từ năm 1999. Phóng viên CNN Tomas Etzler đã có cơ hội được đặt chân đến nơi đồn trú này bằng một con thuyền đánh cá bằng gỗ với tốc độ 11 hải lý/giờ.
Khởi đầu của một hành trình đầy khó khăn
Phóng viên Thomas Etzler đã phải mất 1 tháng thương lượng với chính quyền Philippines để được cấp giấy phép tới bãi Cỏ Mây vì những lý do an ninh và 7 ngày lênh đênh trên biển bằng thuyền mới đến được khu vực.

Con tàu Sierra Madre neo tại bãi Cỏ Mây

Etzler bắt đầu chuyến hành trình vào tháng 4 vừa qua tại Puerto Princesa, thủ phủ của tỉnh Palawan. Chuyến đi có sự tham gia của thị trưởng thành phố Kalayaan Eugenio Bito-Onon Jr, một trong những thành phố nhỏ bé và nghèo nhất Philippines.
Điểm đến đầu tiên trong chuyến đi là hòn đảo Thị Tứ (phía Philippines gọi là Pag-asa), hòn đảo duy nhất trong khu vực có người Philippines sinh sống. Đây được coi là địa điểm trung gian để đến vị trí neo đậu con tàu Sierra Madre. Thị trưởng Bito-Onon Jr cho biết ông chỉ đến Pag-asa mỗi năm một lần. Những hòn đảo nhỏ khác trong khu vực đều do lính thủy đánh bộ Philippines canh gác bảo vệ.
Sau 3 ngày khởi hành trên biển, phóng viên Thomas Etzler cuối cùng cũng đến được đảo Thị Tứ, hòn đảo lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa. Khu vực này trước đây là căn cứ quân sự nhưng kể từ năm 2002, chính phủ Philippines đã khuyến khích người dân chuyển đến đây sinh sống. 12 năm đã trôi qua, khoảng 120 người Philippines sống trên đảo cùng với một số lượng ít ỏi các binh sĩ đồn trú.
Sẵn sàng đụng độ với tàu Trung Quốc
Trước khi tiếp cận được với tàu Sierra Madre, phóng viên CNN và những người trên thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng đụng độ với tàu Hải giám Trung Quốc để ngăn mọi người đến bãi Cỏ Mây. Mọi người đều sẵn sàng tìm cách vượt qua tàu Trung Quốc để tới được điểm đến cuối cùng

Lính Philippines đi câu cá như một hình thức giải trí duy nhất ở giữa đại dương

Trong chuyến đi đến bãi Cỏ Mây, phóng viên Tomas Etzler đã gặp tàu Trung Quốc ít nhất 2 lần với ý định ngăn cản việc tiếp cận con tàu có các binh sĩ Philippines canh gác. 2 lần tiếp cận từ hướng bắc và nam không thành công, tàu Trung Quốc đã phải từ bỏ việc truy đuổi do tiến gần đến bãi đá ngầm. Một số người dân trên tàu đánh cá cùng phóng viên Tomas Etzler đã cầu nguyện và may mắn rằng không có chuyện gì xảy ra.
Phần lớn thuyền từ Palawan đến bãi Cỏ Mây từ hướng đông nam nhưng con thuyền mà phóng viên CNN đi cùng lại đi từ hướng tây bắc, nơi mà tàu tuần tra Trung Quốc ít để mắt tới. Nhìn từ xa, con  tàu đổ bộ Sierra Madre trông giống như những con tàu khác nhưng khi tiến lại gần, người ta mới thấy tàu đã han gỉ nặng nề và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Sau khi leo lên boong tàu thông qua một chiếc thang tạm thời, phóng viên CNN gặp gỡ với Trung sĩ Earl Pama, chỉ huy tiểu đội lính thủy Philippines. Pama cho biết tiểu đội của anh được điều đến đây từ ngày 30/3.
 Giống như các đảo khác trong khu vực, tiểu đội lính thủy đánh bộ Philippines sẽ luân phiên nhau canh gác ngoài đảo trong vòng 3 tháng. Việc đến đây là không hề dễ dàng, đơn vị của Pama đã bị chặn lại bởi các tàu bảo vệ của Trung Quốc và phải mất nhiều ngày đi đường vòng mới đến được bãi Cỏ Mây.
Cuộc sống đầy khắc nghiệt ở bãi Cỏ Mây
Ngay ngày đầu tiên trên tàu Sierra Madre, phóng viên CNN đã chứng kiến 5 tàu Trung Quốc liên tục đảo qua khu vực như những con cá mập tìm mồi. Thomas Etzler nói rằng người Trung Quốc trên tàu tiến hành chụp ảnh lại mọi hoạt động của các binh sĩ Philippines ở bãi Cỏ Mây.

Mỗi tiểu đội lính thủy đánh bộ Philippines luân phiên gác trên tàu Sierra Madre trong vòng 3 tháng

Khi mặt trời lặn xuống phóng viên Thomas Etzler đã có cơ hội chứng kiến một môi trường sống khác ở trên tàu Sierra Madre. “Tôi ước tính có từ 5 đến 60 con chuột và hàng trăm con gián ở đây”, một binh sĩ Philippines cho biết. Bên trong cabin cũng không khá hơn với sự xuất hiện của muỗi. Phóng viên Etzler cuối cùng đã lựa chọn cách ngủ trên mái của con thuyền đánh cá neo gần đó.
Vào ban ngày, khí hậu trở nên ngày càng khắc nghiệt. Những người lính Philppines phải đối mặt với ánh nắng mặt trời chói chang. Trong những ngày mưa, căn phòng radio là nơi duy nhất có thể liên lạc với cấp trên ở đảo Palawan. Gần như các binh sĩ Philippines đã hoàn toàn sống tách biệt với thế giới bên ngoài.
Trung sĩ Hibert Bigana  30 tuổi cho biết: “Chúng tôi ở giữa đại dương. Đây là cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì”. Kể từ năm 2012, tàu Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng và ngăn cản các tàu Philippines đến bãi Cỏ Mây cùng với các lương thực tiếp tế.
Trước sự mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines, hải quân Philippines đã phải dùng đến trực thăng thả đồ tiếp tế hoặc nhờ những tàu đánh qua đi qua khu vực. Vào ngày thứ 2 ở Sierra Madre, 2 máy bay Philippines thả thùng tiếp tế xuống khu vực đem theo lương thực, nước uống, dép và khăn tắm.
Nhưng điều mà các binh sĩ Philippines chờ mong nhất là những bức thư của các trẻ em từ đất liền và hộp đồ ăn nhanh như gà rán hay cơm rang. Những đồ ăn này rất hiếm và chỉ được  gửi đến 1 hoặc 2 lần cho một tiểu đội Philippines trong vòng 3 tháng.
Ngoài đồ ăn có sẵn, các binh sĩ Philippines hàng ngày câu cá bằng những chiếc bè cao su. Chiến lợi phẩm thu thập được sau đó được đưa lên boong tàu để sấy khô và nướng. Câu cá cũng là phương tiện để giải trí tốt nhất bởi trên tàu Sierra Madre không có các phương tiện giải trí. Ngay cả việc ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây cũng rất nguy hiểm bởi các tàu Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc chỉ chờ tàu Sierra Madre không còn đứng vững lại có thể chiếm bãi Cỏ Mây không một tiếng súng

Trung Quốc không hề vội vàng với bãi Cỏ Mây cũng như các khu vực tranh chấp khác. Trung Quốc sẵn sàng chờ đến cho đến khi con tàu Sierra Madre không còn có thể đứng vững trước sự hao mòn của thời gian để chiếm giữ bãi Cỏ Mây mà không cần một tiếng súng.
Sẵn sàng chiến đấu “đến hơi thở cuối cùng”
Trong buổi tối cuối cùng ở lại trên tàu Sierra Madre, phóng viên Thomas Etzler đã có cuộc trò chuyện với chỉ huy Pama trên boong tàu. Khi được hỏi về một ngày Trung Quốc tiến gần hơn vào bãi Cỏ Mây, Pama cho biết: “Nếu như người Trung Quốc tiếp cận khu vực, chúng tôi sẽ bảo vệ con tàu đến cùng. Chúng tôi được huấn luyện để bảo vệ tàu. Chúng tôi sẽ hi sinh mang sống nếu cần thiết”.
Cuối cùng, phóng viên CNN rời Sierra Madre vào lúc 5 giờ sáng, các tàu Trung Quốc không hề ngăn cản những người rời khỏi con tàu Sierra Madre.

Tin nổi bật