Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lầu Năm Góc tiết lộ thời điểm Ukraine nhận được đạn uranium nghèo

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Lầu Năm Góc cho biết lô đạn uranium nghèo do Mỹ sản xuất dự kiến sẽ đến Ukraine cùng thời điểm xe tăng M1 Abrams được chuyển giao.

Theo thông tin quân sự mới nhất từ hãng tin RT, ngày 7/9, phát biểu tại cuộc họp giao ban thường kỳ, Phó Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh đã nhận được câu hỏi về thời điểm Ukraine nhận về đạn uranium nghèo nằm trong gói viện trợ 175 triệu USD mới được công bố.

Bà Sabrina Singh từ chối đưa ra ngày chính xác nhưng cho biết việc chuyển giao sẽ được Kiev thông báo và Washington muốn đạn uranium nghèo đến Ukraine vào thời điểm xe tăng M1 Abrams được giao. Bà cũng lưu ý rằng “dự kiến ​​xe tăng sẽ đến Ukraine vào mùa thu”.

Đạn uranium nghèo sẽ sớm được giao đến Ukraine. Ảnh: ABC News 

Quan chức Lầu Năm Góc đồng thời cũng bác bỏ thông tin cho rằng đạn uranium nghèo có thể gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. Bà cho biết Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã kết luận “không có bằng chứng nào cho thấy uranium nghèo gây ra ung thư” và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hiện “không có sự gia tăng bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác sau khi tiếp xúc nào với uranium và đạn uranium nghèo”.

Như đã đưa tin trước đó, ngày 6/9, Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 175 triệu USD cho Ukraine bao gồm đạn pháo 120mm với lõi từ uranium nghèo dành cho xe tăng Abrams. Quyết định này đã biến Mỹ trở thành quốc gia thứ 2 (sau Anh) cung cấp loại đạn này cho Ukraine.

Uranium nghèo là sản phẩm phụ của quá trình làm giàu hạt nhân được sử dụng để sản xuất nhiên liệu hạt nhân hoặc vũ khí hạt nhân. Mặc dù mức độ bức xạ tương đối thấp nhưng loại đạn này vẫn có thể gây hại nghiêm trọng nếu sử dụng với số lượng lớn trong thời gian ngắn.

Uranium nghèo thích hợp để làm đạn xuyên giáp vì dễ cháy. Khi va chạm với mục tiêu cứng như xe bọc thép, mũi của loại đạn này sẽ giải phóng năng lượng nhiệt khiến nó bốc cháy đốt cháy đạn dược và nhiên liệu, sát thương tổ lái và có thể khiến xe đối phương phát nổ.

Tổng thống Ukraine đưa ra tối hậu thư cho EU về lệnh cấm ngũ cốc

Chiến sự Nga – Ukraine đã kéo dài 18 tháng nhưng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã liên tục gửi viện trợ quân sự với tổng giá trị hơn 100 tỷ USD bao gồm vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự tới Ukraine.

Trước đó, chính phủ Mỹ cũng đã từng gây tranh cãi khi gửi bom chùm đến chiến trường Ukraine. Loại bom này có thể bắn từ các khẩu lựu pháo 155mm, với 88 quả bom con trong khoang chứa chúng thể phát tán hỏa lực lên một diện tích rộng tới 30.000m2.

Ngoài ra, đạn chưa nổ từ loại bom trên cũng có thể gây ra mối đe dọa cho người dân ngay cả sau khi chiến sự kết thúc. Hiện bom trùm đang bị cấm sử dụng ở 120 quốc gia do tính sát thương cao.

Phương Uyên (Theo RT)

Tin nổi bật