Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm gì để tránh sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng?

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Sự gia tăng nhiệt độ môi trường có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 10%. Trong bối cảnh sắp bước vào mùa hè nóng bức dân cần phòng tránh nguy cơ sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng.

Sốc nhiệt hay còn gọi là cảm nắng, say nắng. Đây là căn bệnh nguy hiểm do nắng nóng. Khi trẻ ở quá lâu ngoài trời nắng, tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn và gây nên tình trạng mất nước. Khi bị say nắng, trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu… Thân nhiệt của trẻ có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn. Các dấu hiệu khác như da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi), mạnh nhanh… Tình trạng nặng hơn là trẻ hôn mê, rối loạn ý thức. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Không chỉ xảy ra đối với trẻ em, sốc nhiệt cũng là căn bệnh đe dọa sức khỏe của người trưởng thành, đồng thời, nguy cơ cao hơn khi đột quỵ có thể xảy ra khi sốc nhiệt, đặc biệt là gây ảnh hưởng lớn đối với những người có các bệnh lý nền như cao huyết áp, tim mạch…

Để giảm tình trạng sốc nhiệt, khi bắt buộc làm việc ngoài nắng nhiều giờ nên cung cấp đủ nước. Ảnh minh họa

Đại Đoàn Kết dẫn lời bác sĩ (BS) Nguyễn Phương Trang - Khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh thông tin: “Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi biểu đồ nhiệt độ tăng thêm 1 độ C thì nguy cơ đột quỵ tăng đến 10%. Thống kê tại các cơ sở y tế vào mùa hè ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện cấp cứu tăng cao gấp 3 lần so với các thời điểm còn lại. Trong số đó, các trường hợp sốc nhiệt và đột quỵ não, rối loạn điện giải, viêm phổi chiếm đa số”.

BS Trang cho hay, nắng nóng khiến nền nhiệt cơ thể tăng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, gây mất nước, kiệt sức, làm máu đặc lại dễ tạo cục máu đông. Các cục máu đông di chuyển gây tắc mạch dẫn đến nhồi máu não hoặc làm thành mạch kém bền vững, huyết áp quá cao gây vỡ mạch.

“Đối với một số người mắc bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành…, khi thời tiết nắng nóng, tim phải gắng sức co bóp làm cho tình trạng suy tim gia tăng, có thể gâytử vong. Mặt khác, tim gắng sức sẽ tăng nhu cầu ô xy nên dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ gây cơn đau thắt ngực, mệt, khó thở, nặng hơn là nhồi máu cơ tim (hay còn gọi là đột quỵ tim). Đặc biệt, đối với những người đã đặt stent mạch vành hoặc van tim cơ học, việc mất nước khiếu máu bị cô đặc, dễ tạo cục máu đông gây tắc stent hoặc két van tim. Đây là những vấn đề cực kỳ nguy hiểm”- BS Trang cảnh báo.

Triệu chứng điển hình nhất của đột quỵ do nắng nóng

Nhiệt độ cơ thể tăng cao, kèm theo ngất xỉu, ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, như: Đau nhức đầu; hoa mắt; da đỏ, khô; chuột rút, tê người; buồn nôn, nôn; tim đập nhanh; rối loạn tâm thần, mất phương hướng…

Phương pháp phòng ngừa

Đột quỵ mùa nắng nóng hoàn toàn có thể phòng ngừa và sơ cứu kịp thời nếu được phát hiện sớm. Theo  báo Công Thương, các bác sĩ chỉ ra rằng, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 6 giờ đầu. Khi thấy người bệnh có các triệu chứng nêu trên người nhà cần nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu, tạo thông thoáng đường thở.

Tiếp đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì vì rất dễ gây sặc và nghẹt đường thở.

Để đề phòng đột quỵ, sốc nhiệt: Với người mắc bệnh tim mạch nên dùng máy điều hòa để làm mát. Khi dùng máy điều hòa, chỉ nên khống chế nhiệt độ ở khoảng 27 độ C và mức chênh lệch trong, ngoài phòng không nên vượt quá 7 độ C.

Ngoài ra, thời tiết nóng khiến cơ thể mất nhiều nước, do đó cần thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Việc này sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông).

 Để phòng tránh, nên hạn chế ở ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ- 15 giờ vào những ngày nắng nóng trên dưới 40 độ C. Ảnh minh họa

Nên tập thói quen khi không khát cũng phải uống đủ nước, vì hầu như người cao tuổi sẽ không cảm thấy khát nước. Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày.

Khi ra ngoài cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da, với chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên. Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ngoài trời đã tương đối dịu mát.

Hạn chế rượu bia hoặc cà phê, bởi thành phần cồn và cafein sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều hơn, dễ dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo những người có bệnh cao huyết áp và tim mạch nên hạn chế hoạt động ngoài trời nắng; uống đủ nước, sử dụng điều hòa với nhiệt độ thích hợp; uống thuốc tim mạch, huyết áp đều đặn; luyện tập thể dục nhẹ nhàng, mặc đồ thoáng mát, thoải mái. Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà; đi khám ngay khi có dấu hiệu thân nhiệt cao, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, mạch nhanh...

Mặt khác, nếu nhận thấy người thân có dấu hiệu của đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong khi chờ cấp cứu, nên đưa bệnh nhân vào nơi có bóng râm thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo. Nếu thân nhiệt người bệnh quá nóng, hãy dùng mọi cách để làm mát cho họ như: Dùng quạt để làm mát, áp khăn thấm ướt lên người nạn nhân; Chườm nước đá vào các vùng bẹn, nách.

Nếu bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê không nên cố gắng cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi càng nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị.

Thùy Dung (t/h)

 

Tin nổi bật