Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm gì để hết buồn ngủ khi lái xe?

(DS&PL) -

Buồn ngủ khi lái xe là vấn đề ai cũng gặp trong những chuyến đi đường dài. Theo những nghiên cứu mới thì tác hại của việc buồn ngủ sau tay lái rất nghiêm trọng.

Buồn ngủ khi lái xe là vấn đề ai cũng gặp trong những chuyến đi đường dài. Theo những nghiên cứu mới thì tác hại của việc buồn ngủ sau tay lái cũng nghiêm trọng không kém gì lái xe khi say xỉn.

Chúng ta sẽ rơi vào trạng thái suy giảm hành vị, nhận thức, khả năng quan sát, đưa ra quyết định và điều này là nguyên nhân chính gây ra 15-33\% những tai nạn nghiêm trọng.

Một cuộc khảo sát nhỏ của DMEautomotive đã chỉ ra những thói quen chúng ta hay làm để đối phó với tình trạng buồn ngủ khi lái xe. Đứng đầu là việc uống các loại nước có chất cà-phê-in, tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng tạm thời chứ không giúp chúng ta thoát khỏi trạng thái lờ đờ. Tiếp theo thói quen hạ cửa kính hay mở cửa sổ trời sunroof, dừng lại và tập thể dục nhẹ, bật nhạc to, giảm nhiệt độ bên trong xe. Đây là những cách đối phó mà những chuyên trang về xe hay chia sẻ với chúng ta một thời.


Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng đa số chúng ta đều lầm tưởng các thức uống có cà-phê-in như cà phê hay nước tăng lực sẽ giúp chúng ta tỉnh táo ngay tức thì. Nhưng thật sự cà-phê-in chỉ bắt đầu hiệu nghiệm sau 30 phút, từ lúc nạp vào cơ thể đến khi thấm vào máu. Trong thời gian cà-phê-in chưa "ngấm" thì chúng ta vẫn duy trì trạng thái lờ đờ hay thường xuyên rơi vào những giấc ngủ nhỏ (micro sleeps) rất nguy hiểm.

Trong 15 biện pháp trên, chỉ có 2 biện pháp giúp chúng ta hết buồn ngủ là đổi tài (số 3) và dừng lại chợp mắt (số 7). Các cách còn lại đều không có hiệu quả thật sự. Chợp mắt trong khoảng thời gian ngắn là phương án tối ưu nhất nếu không có người đổi tài. Thời gian chợp mắt tối thiểu là 15-30 phút, tương đương với một giấc ngủ trưa sẽ giúp cơ thể chúng ta hồi phục nhanh chóng và tỉnh táo hơn.

Tóm lại, để có một chuyến đi an toàn thì chúng ta chỉ nên lái liên tục 2 tiếng hoặc tối đa 3 tiếng là dừng lại nghỉ ngơi. Khi tình trạng buồn ngủ bắt đầu xảy ra nhận biết bằng các cử chỉ như: ngáp, nháy mắt nhiều hơn bình thường, gặp khó khăn để giữ mắt mở liên tục thì chúng ta không nên cố tiếp tục lái mà tốt hơn là dừng lại chợp mắt nhanh trong 15-30 phút. 

Tranh thủ bổ sung các thức uống có cà-phê-in trước khi chợp mắt để cà-phê-in có thời gian "ngấm" vào giúp chúng ta tỉnh táo hơn trong hành trình tiếp theo. Nếu có bạn đồng hành biết lái xe thì chúng ta có thể thay phiên nhau đổi tài trong những lần nghỉ ngơi và nhớ là mỗi người không nên lái quá 8 tiếng/ngày.

Tin nổi bật