Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lại trào lưu uống nước cốt chanh trị bệnh, tưởng “chữa lành”, ai ngờ hại thân

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Thời gian gần đây, mạng xã hội rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói với niềm tin chữa được "bách bệnh".

Tung hô nước cốt chanh chữa bách bệnh

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền về việc uống nước cốt chanh vào buổi sáng để chữa "bách bệnh". 

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ, tại trang Facebook cá nhân, một tài khoản có tên P.T.X. đã chia sẻ về quá trình trải nghiệm uống nước cốt chanh liều lượng cao vào buổi sáng lúc bụng đói. 

Chị X. cho biết hiện tại mỗi buổi sáng chị uống khoảng 15 quả chanh nhỏ hoặc 10 quả chanh to, tương đương với 200-250ml nước cốt chanh và cố gắng lên đến 500ml.

Nhiều người tung hô nước cốt chanh chữa được bách bệnh. Ảnh minh họa.

Còn tài khoản có tên N.M.T. cũng đang uống 300-400ml nước cốt chanh vào mỗi buổi sáng. Anh T. chia sẻ uống nước cốt chanh như vậy giúp anh thải độc trong cơ thể.

Thậm chí có lời đồn người bệnh ung thư phổi uống 4 lít nước pha với chanh/ngày sống khỏe mạnh trong nhiều năm mà không cần điều trị.

Một cư dân mạng tên H. chia sẻ, mỗi sáng chị uống từ 300-500ml nước cốt chanh nguyên chất để đẹp da, sáng mắt, thải độc gan, giảm mỡ máu, thậm chí chữa cả viêm khớp, viêm dạ dày, ung thư.

Một tài khoản khác, tên N.M.T, cho biết anh đã uống 300-400ml nước cốt chanh vào mỗi buổi sáng trong nhiều tháng. Điều đáng nói, anh còn tuyên bố đã ngưng dùng thuốc tây, chỉ uống nước chanh để "kích hoạt cơ chế tự chữa lành".

Và không ít người tự xưng là bác sĩ và đưa ra những lời khuyên về tác dụng của việc uống nước cốt chanh vào buổi sáng đối với sức khỏe.

Một tài khoản trên Facebook tự xưng là bác sĩ Ch. thông tin: "Chanh khi vào cơ thể chuyển hóa thành kiềm và kiềm hóa cơ thể rất mạnh. Chanh giúp giảm lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp. Chanh chữa dạ dày và bảo vệ hệ tiêu hóa rất tốt".

Tài khoản này còn khẳng định "nên uống nước cốt chanh khi bụng rỗng. Chanh giúp gan, thận, mật và đường ruột thải độc mạnh. 

Các axit trong chanh cũng giúp kích thích sản xuất mật, sau khi uống chanh 10 phút là đi vệ sinh nặng".

Bác sĩ cảnh báo đừng tự hại mình vì trào lưu trên mạng

 Chanh tiếp xúc trực tiếp với mắt gây nguy hiểm. Ảnh minh họa.

Tài khoản Q.D gây bức xúc khi chia sẻ việc nhỏ nước chanh vào mắt để trị đau mắt đỏ, vào mũi để trị bệnh đường hô hấp...

Phụ nữ số dẫn lời chuyên gia nhãn khoa cho biết, quả chanh giàu nước, chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B cùng các khoáng chất. Đặc biệt, trong chanh có axit citric - một loại axit hữu cơ có độ pH thấp (nghĩa là tính axit cao). Đây chính là yếu tố gây nguy hiểm nếu chanh tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Việc nhỏ nước chanh vào mắt hoàn toàn phản khoa học. Ở mức độ nhẹ, axit citric có thể gây kích ứng mắt, dẫn đến đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt. Trong trường hợp nặng hơn, nó có thể gây bỏng giác mạc, làm tổn thương lớp biểu mô mắt và thậm chí để lại biến chứng lâu dài như giảm thị lực hoặc viêm giác mạc.

Bên cạnh đó, việc nhỏ nước chanh vào mũi được các chuyên gia đánh giá là việc làm nguy hiểm và không được khuyến khích, thậm chí có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và làm bệnh nặng thêm.

Đề cập đến trào lưu uống nước cốt chanh, bác sĩ Đoàn Thu Hồng, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, mặc dù chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu uống nước chanh sai cách có thể gây nhiều hệ lụy.

Sử dụng nước cốt chanh với số lượng lớn có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Chẳng hạn như uống quá nhiều chanh mỗi ngày, uống lúc đói hay uống nước cốt chanh mà không pha loãng với nước lọc đều có thể gây ra những bất lợi đối với sức khỏe.

Đầu tiên là gây hại cho dạ dày vì hàm lượng axit trong chanh cao. Vì vậy, nếu uống quá nhiều chanh, uống nước cốt chanh không pha loãng hoặc uống lúc đói có thể gây viêm loét dạ dày, trào ngược, ợ nóng…

Tiếp đến, do chanh có vị chua nhiều nên người uống có thể vô tình cho thêm một lượng đường lớn vào nước chanh để dễ uống hơn. 

Lượng đường bổ sung này có thể mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, huyết áp…

Ngoài ra, axit citric trong chanh có thể làm mòn men răng khiến răng nhạy cảm, ê buốt, dễ sâu răng, yếu răng. Chanh cũng có thể khiến các vết loét trong miệng đau và lâu lành hơn.

Cuối cùng là chanh có chứa axit amin tyramine. Do đó, khi uống quá nhiều nước chanh sẽ gây dư thừa loại axit này và khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra các cơn đau nửa đầu.

Dùng chanh sao cho an toàn và có lợi?

Luôn pha loãng: 1-2 thìa nước cốt chanh với 250–500ml nước. Có thể thêm chút mật ong hoặc vài lát gừng để tăng hiệu quả.

Không dùng khi bụng đói: Uống sau bữa ăn giúp giảm ảnh hưởng đến dạ dày.

Uống bằng ống hút, súc miệng sau khi uống để bảo vệ men răng.

Chỉ nên dùng 1-2 ly mỗi ngày, không dùng thay nước lọc, không thay thế thuốc điều trị.

Tuyệt đối không nhỏ vào mắt, xịt vào mũi hay cho trẻ dùng bừa bãi.

Tin nổi bật