Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chàng trai vớt được viên đá lạ dưới biển, lên bờ lập tức có người trả giá 1,8 tỷ đồng

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Sau khi nhặt được viên ngọc quý hiếm, người đàn ông đã đưa ra một quyết định đầy bất ngờ.

Thanh Đảo, thành phố biển duyên dáng của Trung Quốc, quanh năm đón chào du khách, đặc biệt vào những dịp lễ hội. Nơi đây nổi tiếng với bầu không khí trong lành, làn nước biển xanh biếc và nguồn tài nguyên biển phong phú. Không những thế, ẩn sâu dưới lòng đại dương bao la, Thanh Đảo còn cất giấu vô vàn kho báu bí ẩn chưa được khám phá. Mới đây, một thanh niên may mắn đã tình cờ tìm thấy một viên ngọc quý hiếm trong khi lặn biển. Phát hiện này đã thu hút sự chú ý và quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia, thậm chí có người còn sẵn lòng trả một khoản tiền khổng lồ để sở hữu nó.

Lý Minh, chàng trai trẻ có niềm đam mê mãnh liệt với môn lặn biển, đều đặn mỗi cuối tuần chuẩn bị kỹ lưỡng trang thiết bị để đến Thanh Đảo "săn tìm" những "bảo vật" dưới đáy biển. Lần này, anh quyết tâm thử sức ở vùng biển sâu hơn mọi khi, với hy vọng sẽ khám phá được điều gì đó đặc biệt.

Lý Minh bất ngờ tìm thấy một viên đá màu hồng lấp lánh.  Ảnh minh họa.

Khi Lý Minh lặn đến khu vực cách bờ chừng vài trăm mét, bất ngờ một viên đá màu hồng ngọc rực rỡ, ẩn mình giữa lớp vỏ sò, hiện ra trước mắt anh. Vẻ đẹp độc đáo của viên đá lập tức thu hút mọi giác quan của chàng trai, khiến anh cẩn thận nhặt lấy nó. Viên đá sở hữu sắc hồng tươi sáng, đầy mê hoặc, khơi gợi trong anh một cảm giác khác lạ, đây chắc chắn không phải là một viên đá tầm thường.

Trở về nhà, anh Lý Minh bắt đầu hành trình khám phá nguồn gốc và giá trị thực sự của viên đá kỳ lạ. Qua lời kể của bạn bè, anh biết được rằng đây là một bảo vật vô cùng quý hiếm, biểu tượng của tình yêu và sức mạnh, được mệnh danh là "vua của các loại đá quý". Ý nghĩ về một khoản tiền lớn chợt lóe lên trong tâm trí anh.

Chẳng bao lâu sau, tin tức về viên ngọc lan truyền rộng rãi, thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia kim hoàn. Họ tìm đến anh Lý, không giấu nổi sự tò mò về giá trị thực của viên đá. Thậm chí, có người đã đưa ra mức giá hấp dẫn, lên đến 53 vạn NDT (tương đương 1,8 tỷ đồng), mong muốn sở hữu nó. Đối với Lý Minh, đây là một con số vượt xa sức tưởng tượng. Anh chìm trong những suy nghĩ, đắn đo giữa việc bán đi cơ hội đổi đời hay giữ lại viên ngọc bí ẩn này.

Lý Minh rơi vào một trạng thái lưỡng lự sâu sắc. Một phần trong anh trân trọng viên ngọc như một minh chứng cho sự kiên trì và tình yêu anh dành cho biển cả. Nhưng mặt khác, ý nghĩ về một cơ hội đổi đời có một không hai cứ thôi thúc anh.

Để có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất, anh quyết định tìm đến những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đá quý để giám định viên ngọc. Các chuyên gia đã tiến hành một loạt các kiểm tra tỉ mỉ, từ hình dáng bên ngoài đến cấu trúc bên trong và các đặc tính quang học độc đáo của nó.

Sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, kết luận mà các chuyên gia đưa ra khiến tất cả đều kinh ngạc: viên ngọc mà Lý Minh tìm thấy là một viên ngọc bích Miến Điện vô cùng quý hiếm. Độ tinh khiết và màu sắc của nó đạt đến mức hoàn hảo tuyệt đối.

Khi biết kết quả giám định, anh Lý Minh vỡ òa trong niềm vui sướng. Hóa ra, anh không chỉ tìm thấy một viên đá bình thường mà còn nắm trong tay cơ hội đổi đời. Thế nhưng, sau những suy nghĩ thấu đáo, anh quyết định không vội bán đi viên ngọc quý. Anh muốn giữ nó lại như một kỷ niệm vô giá, một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và đam mê lặn biển không ngừng nghỉ của mình.

Từ đó, viên ngọc bích Miến Điện trở thành niềm tự hào lớn lao của anh Lý. Anh cẩn thận cất giữ nó trong một chiếc hộp tinh xảo, mỗi ngày đều tỉ mỉ lau chùi. Anh tin rằng vẻ đẹp và sự quý hiếm của viên ngọc sẽ mang đến may mắn và những điều tốt lành cho cuộc sống của anh.

Việc tìm thấy kho báu dưới biển không hiếm, trước đó, Walter Fa, một doanh nhân người Đức nổi tiếng trong ngành công nghiệp xi măng, đang làm việc tại Indonesia vào cuối những năm 1990, tình cờ nghe nói đến sự tồn tại của một con tàu bị đắm ở vùng biển thuộc quốc gia này. Ban đầu, ông không mấy quan tâm đến xác tàu, cho đến khi các ngư dân địa phương kể về việc phát hiện nhiều món cổ vật trôi nổi trên mặt biển. Thông tin ấy đã khiến ông thay đổi quan điểm và quyết tâm truy tìm con tàu. Nó được ông và các cộng sự đặt tên là Black Rock, do vị trí đắm nằm gần khu vực có các rạn san hô đen đặc trưng.

Khoảng 56.500 món đồ được làm bằng gốm sứ được tìm thấy bên trong tàu chìm. Ảnh minh họa

Chiến dịch truy tìm Black Rock kéo dài từ năm 1996 đến 1998 và trải qua không ít gian nan. Walter Fa từng nhiều lần đứng trước nguy cơ bỏ cuộc. Cuối năm 1996, ông đầu tư một khoản tiền lớn để thăm dò nhưng không thu được kết quả. Phải đến tháng 8/1998, hành trình đầy kiên trì của ông mới được đền đáp khi xác tàu được phát hiện ngoài khơi đảo Belitung, Indonesia.

Khi con tàu được trục vớt, bên trong là hơn 67.000 cổ vật. Trong số này, có tới 56.500 hiện vật bằng gốm sứ, cùng nhiều món quý khác như vàng, bạc, trang sức và đá quý. Điều đặc biệt là phần lớn đồ gốm vẫn giữ nguyên hình dạng, men phủ sáng bóng và kỹ thuật chế tác tinh xảo. Nhiều hiện vật bằng sứ còn khắc các ký tự chữ Hán một cách tỉ mỉ.

Sau khi được giám định, các chuyên gia xác định con tàu đã chìm vào khoảng nửa đầu thế kỷ IX sau Công nguyên. Các cổ vật được cho là có niên đại từ thời nhà Đường (Trung Quốc). Từ dấu tích một vết thủng lớn ở đáy tàu, các nhà khảo cổ cho rằng Black Rock bị đắm do va phải đá ngầm trong quá trình di chuyển.

Phát hiện một con tàu chứa hàng chục nghìn cổ vật có niên đại hàng nghìn năm đã gây tiếng vang lớn trong giới khảo cổ quốc tế. Walter Fa sau đó đã định giá toàn bộ kho cổ vật lên tới 40 triệu USD, dành cho bất kỳ ai muốn sở hữu trọn vẹn “kho báu”. Sau nhiều vòng đàm phán, con tàu cùng toàn bộ hiện vật bên trong được bán cho Công ty Sentosa (Singapore) với mức giá hơn 30 triệu USD.

Tin nổi bật