Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cần đột phá trong chuyển giao công nghệ mới, công nghệ sạch

(DS&PL) -

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, sáng 2/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật....

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, sáng 2/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).

Xây dựng chính sách cụ thể trong chuyển giao công nghệ

Đa số ý kiến đánh giá dự án Luật đã được sửa đổi, chỉnh lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, cải thiện trình độ công nghệ quốc gia; ưu tiên, khuyến khích phát triển các công nghệ, tạo ra sản phẩm quốc gia, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, hạn chế công nghệ lạc hậu nhập khẩu vào Việt Nam gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quốc gia.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Lê Quân phát biểu ý kiến. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) nhận định: Cùng với Luật Khoa học công nghệ, dự án Luật Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được Quốc hội cho ý kiến, dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) có ý nghĩa đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tháo gỡ khó khăn cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, các đơn vị nghiên cứu.

So với các dự thảo trước, dự thảo lần này của Luật có sự chuyển biến tích cực, bổ sung nhiều nội dung, đặc biệt liên quan đến khuyến khích chuyển giao công nghệ trong nước gắn với phát triển các tổ chức khoa học công nghệ, phát triển doanh nghiệp.

Liên quan đến quy định về chính sách của Nhà nước đối với chuyển giao công nghệ, đại biểu K. Nhiễu (Lâm Đồng) kiến nghị , dự án Luật cần bổ sung các chính sách đồng bộ để khuyến khích sáng tạo, tạo nguồn cung công nghệ để các viện, trường, Sở Khoa học và Công nghệ chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các đề tài cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, việc thu hút công nghệ từ các nước tiên tiến là một nhu cầu cấp thiết. Hiện nhiều trí thức của Việt Nam đang làm trong lĩnh vực công nghệ ở các nước tiên tiến, vì vậy, cần có chính sách thu hút, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nguồn này.

Bên cạnh đó, cần có các định chế trung gian trên thị trường công nghệ để hình thành, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực, cơ sở dữ liệu công nghệ; xây dựng cơ chế riêng cho hoạt động chuyển giao công nghệ để phát triển nông nghiệp nông thôn.

Đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề nghị dự án Luật cần bổ sung quy định ưu tiên chuyển giao công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm bảo đảm Nhà nước có chính sách ưu tiên với các công nghệ sản xuất giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, bổ sung một khoản quy định Chính phủ quy định chi tiết để tạo thuận lợi cho Chính phủ khi ban hành các chính sách về chuyển giao công nghệ cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đại biểu Nguyễn Phi Long (Bình Dương) cho rằng: quy định về các chính sách của Nhà nước trong dự án Luật còn mang tính chung chung, chưa có chính sách đột phá trong việc ưu tiên chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, phục vụ cho phát triển sản xuất sản phẩm trọng điểm, đặc biệt là trong công nghệ phục vụ quốc phòng an ninh.

Trong thời gian qua, việc hỗ trợ đổi mới sáng tạo, ý tưởng công nghệ, ươm tạo công nghệ, doanh nghệp đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp khăn, dự án Luật cần có các chính sách cụ thể hơn về những nội dung này, giao cho Chính phủ quy định; xem xét, bổ sung thêm nội dung ưu tiên chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ sạch... để phục vụ cho việc phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.

Quan tâm đến việc thu hút nguồn nhân lực khoa học công nghệ cao, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) nêu vấn đề: Cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học công nghệ cao được đào tạo bài bản từ các nước có nền khoa học tiên tiến đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường Đại học tham gia tích cực vào chuyển giao công nghệ.

"Cần có chính sách trọng dụng thực sự hấp dẫn, thiết thực, thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học, những người có ''bí quyết'' công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để chuyển giao vào nước ta ; ''Việt Nam hóa'' các công nghệ này, ưu tiên các lĩnh vực trong nước có lợi thế và nhu cầu lớn.

Nhà nước cần quy hoạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng một số tổ chức khoa học công nghệ mạnh thực sự về đội ngũ, cơ sở vật chất và môi trường làm việc; có chính sách và cơ chế đặc thù đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các tổ chức nghiên cứu, các trung tâm ươm tạo, chuyển giao công nghệ và thử nghiệm các công nghệ mới'' - đại biểu nhấn mạnh.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Với quan điểm nên đơn giản hóa các thủ tục để tránh lãng phí, tránh chi phí cho doanh nghiệp, đại biểu Lê Quân cho rằng, điều quan trọng của Luật này là cần tháo gỡ những khó khăn trong chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp với các trường, sở, viện nghiên cứu; khuyến khích chuyển giao công nghệ trong nước; tuy nhiên, cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tránh chi phí cho doanh nghiệp.

Cụ thể, dự án Luật quy định mọi dự án khi sử dụng công nghệ phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng và nhiều báo cáo khác.

Theo đại biểu, nội dung này nên thay bằng quy định cần thẩm định về mặt công nghệ; lược giản hóa về các tài liệu, hồ sơ doanh nghiệp phải nộp để thẩm định, bởi đối với các doanh nghiệp không sử dụng vốn Nhà nước không cần thiết phải báo cáo hồ sơ. Có như vậy, tự doanh nghiệp cân nhắc và quan tâm đến vấn đề thẩm định đặt ra.

Dẫn chứng kinh nghiệm thực tế công tác tại Đại học Quốc gia phải đi xin phép nhiều đầu mối khác nhau, đại biểu Lê Quân đề nghị, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính và nên có ''một cửa, một đầu mối'', trong đó gắn với mối quan hệ giữa các bộ, ngành, sở.

Thực tế, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhiều đầu mối khác nhau. ''Ví dụ trong vấn đề nông nghiệp phải đi qua Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến Bộ Khoa học và Công nghệ, rồi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, cần quy định rõ bao nhiêu ngày xin ý kiến các sở, ban, ngành phải trả lời cho doanh nghiệp.

Việc khuyến khích chuyển giao trong nước cần bổ sung vai trò của nhà khoa học, trường học và cho phép góp vốn cùng với doanh nghiệp để thử nghiệm công trình khoa học.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Châu Quỳnh Giao phát biểu ý kiến. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đối với quy định về việc cấp phép chuyển giao công nghệ, đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) nêu quan điểm: Việc chấp thuận cấp phép đăng ký chuyển giao công nghệ trong một số trường hợp nhất định là cần thiết, tránh chuyển giao công nghệ gây hại an ninh quốc gia, môi trường, sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, việc ''chấp thuận'' dễ nảy sinh cơ chế ''xin - cho'', tiêu cực... vì vậy, cần quy định rõ thủ tục chuyển giao công nghệ, để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong cơ quan Nhà nước, đồng thời là căn cứ từ chối chuyển gia công nghệ đối với công nghệ nguy hại.

Đại biểu nêu rõ cần quy định cấp phép chuyển giao công nghệ nhưng có căn cứ cụ thể để Bộ Khoa học và Công nghệ có thể cho phép, từ chối, không cấp phép đăng ký chuyển giao và phải có văn bản trả lời, tránh những phát sinh trong kiện tụng và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp.

Hạn chế tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào Việt Nam

Quan tâm đến việc tránh việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, đặc biệt là máy móc, thiết bị cũ, nhiều đại biểu đề xuất dự án Luật cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn tiêu chí công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao, để có chính sách quản lý phù hợp làm cơ sở cho việc kiểm soát công nghệ được chuyển giao; tạo điều kiện cho công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ mới được chuyển giao vào Việt Nam.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh) kiến nghị Ban soạn thảo cần cụ thể hóa khái niệm công nghệ lạc hậu trong dự án Luật.

Cùng quan điểm, đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) đề nghị, trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư nhất định phải thẩm định nhằm hạn chế chuyển giao công nghệ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, đại biểu nêu quan điểm: công nghệ cấm chuyển giao không cần thẩm định bởi cấm là không cho phép chuyển giao, nên tập trung thẩm định các công nghệ bị hạn chế chuyển giao nhất thiết phải thẩm định. Bộ Khoa học và Công nghệ nên ban hành danh mục các nhóm công nghệ bị hạn chế để có thể dễ áp dụng và giám sát.

Theo đại biểu Châu Quỳnh Giao (Kiên Giang), với mục tiêu ngăn chặn kịp thời công nghệ lạc hậu tràn về Việt Nam, dự án Luật quy định rõ về việc quy định cấm về chuyển giao công nghệ là cần thiết. Tuy nhiên, dự án Luật quy định chưa rõ, chưa nghiêm.

"Cần có chế tài xử lý những doanh nghiệp cố tình mua những công nghệ đã lạc hậu; nâng cao trách nhiệm của cơ quan thẩm định công nghệ trước khi chuyển vào Việt Nam.

Thực tế có những công nghệ được doanh nghiệp mua với giá rất rẻ nhưng trên hóa đơn, giá lại rất cao vừa để che mắt cơ quan quản lý, vừa trốn thuế - đại biểu Châu Quỳnh Giao chia sẻ.

Cũng trong phiên làm việc, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về đối tượng, hình thức chuyển giao công nghệ; về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ; về vấn đề quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

Tin nổi bật