Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không nên thay “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”

(DS&PL) -

Đó là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

Đó là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

Mới đây, trình bày trước Quốc hội các nội dung sửa đổi bổ sung luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”. Ngay sau đó, đa số dư luận đã phản ứng, không đồng tình với quan điểm dùng thuật ngữ “mới”.

Liên quan đến vấn đề trên, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

PV: Ông nghĩ sao về đề xuất đổi cụm từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” của bộ GD&ĐT?

ĐBQH Nguyễn Hữu Quang: Theo tôi thì nên giữ lại thuật ngữ “học phí”. Thứ nhất, vừa qua chuyện đổi thuật ngữ “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” tại các dự án BOT giao thông, dư luận nhân dân không nhất trí đồng tình. Cái này còn đang “nóng” mà giờ lại tiếp tục đổi thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” thì e rằng sẽ không nhận được sự đồng thuận cao.

Từ “thu phí” chúng ta đã dùng rất lâu nay, người dân cũng đã quen và nó hợp với ngôn ngữ của chúng ta, chưa thể tìm từ thích hợp hơn để đổi. Vì vậy, chúng ta nên dùng từ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Thứ hai, về nguyên tắc, giá sẽ cao hơn phí vì nó phải đảm bảo lợi ích. Việc chuyển từ “phí” sang “giá”, người dân nghĩ rằng với “giá” thì sẽ không có sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trên thực tế, cho dù gọi là “giá” thì giá này vẫn phải chịu sự kiểm soát theo Luật giá. Nhà nước sẽ quyết định cho đơn vị đó thu ở mức bao nhiêu cho hợp lý.

Nhưng việc sử dụng khái niệm “học phí” nó thể hiện được quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, lại vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục.

ĐBQH Nguyễn Hữu Quang.

PV: Theo ông, bộ GD&ĐT đề xuất thay thuật ngữ như vậy là dựa trên cơ sở nào?

ĐBQH Nguyễn Hữu Quang: Trở lại chuyện bộ GD&ĐT đề xuất thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” thì cũng có lý do. Thứ nhất, nếu theo quy định của luật Phí và Lệ phí thì phí chỉ là bù đắp một phần tổng chi phí. Thứ hai, phí là do Nhà nước thu, phải nộp ngân sách Nhà nước và được để lại một phần cho người thu phí.

Tuy nhiên, ở đây các cơ sở giáo dục công lập sau này tự chủ, rồi đặc biệt là các sơ sở giáo dục dân lập, tư thục và các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nữa thì người ta đầu tư bằng tiền của người ta. Người ta có chính sách về giá của người ta. Nhưng mà nếu như dùng từ “phí” thì họ sẽ không có được quyền tự chủ về mặt tài chính như việc thu học phí hoặc trả lương… Cho nên mới đề xuất thay bằng thuật ngữ “giá dịch vụ đào tạo”.

PV: Vậy, nếu vẫn dùng “phí” thì có đảm bảo việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ hay không, thưa ông?

ĐBQH Nguyễn Hữu Quang: Theo tôi, mình vẫn nên giữ lại thuật ngữ “học phí”. Nhưng mà trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học nên bổ sung định nghĩa thế nào là “học phí”. Để không dùng mâu thuẫn với luật Phí và Lệ phí thì mình phải có định nghĩa “học phí” ở đây nghĩa là gì, tức là giá dịch vụ đào tạo.

Như vậy thì ta vừa giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời đảm bảo được tự chủ của các cơ sở giáo dục mà sau này các thành phần kinh tế khác người ta tham gia vào.

Trong khi nếu ta chưa điều chỉnh được luật Phí và Lệ phí thì ta nên giữ lại thuật ngữ “học phí”, sau đó đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung thêm danh mục vào luật Phí và Lệ phí.

PV:Trân trọng cảm ơn ông!

Hường Luân/Người Đưa Tin

Tin nổi bật